PDA

View Full Version : Sony đóng cửa nhà máy sản xuất CD



Dunglx
15-01-2011, 11:00 AM
Việc đóng cửa một trong những nhà máy lớn nhất của Sony về sản xuất đĩa CD không có nghĩa thời đại CD đã chấm dứt. Tuy nhiên, nó có thể chứng tỏ việc này đang đến gần...
Công ty Sony thông báo đóng cửa một trong những nhà máy sản xuất CD lớn nhất của mình vì nhu cầu với CD giảm, trang tin CNews.ru dẫn tờ Philadelphia Inquirer cho biết.

Nhà máy đặt ở thành phố Pitman, bang New Jersey được khai trương bởi Công ty Columbia Records và sản phẩm đầu tiên từ dây chuyền của nó là những chiếc đĩa nhựa vinyl xuất xưởng từ năm 1961. Đến năm 1987, nhà máy chuyển thành sở hữu của Sony - cùng với việc mua lại công ty thu thanh - và một năm tiếp theo, nhà máy bắt đầu sản xuất đĩa CD. Theo website chính thức của nhà máy, thời gian gần đây, sản lượng đĩa CD của họ là 18 triệu chiếc CD/tháng. Diện tích nhà máy là 46.500 mét vuông.



http://www.itgatevn.com.vn/pictures/web/news/2010/SG42/itGatevn_20110115_CD.jpg
CD đang thất thế khiến đại gia Sony phải đóng cửa nhà máy lớn nhât về sản xuất CD...

Việc ngừng hoạt động của nhà máy này được dự trù vào thời điểm kết thúc năm tài chính 31/3/2011. Phần biên chế chính gần 300 người sẽ bị sa thải, theo Lisa Gephardt, người đại diện chính thức của nhà máy. Còn 50 nhân viên không có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất sẽ phải ở lại. Năm trước, tại nhà máy này ở New Jersey, Công ty Sony đã chấm dứt xuất xưởng đĩa DVD mặc cho định dạng DVD "trẻ" hơn so với định dạng CD và vẫn còn quá sớm để nói về buổi hoàng hôn của nó (DVD). Dạo đó, có gần 160 người đã bị cho nghỉ việc.

Theo giải thích của Sony, quyết định kết thúc sản xuất đĩa CD liên quan đến nhu cầu về loại hình lưu trữ này đã giảm hẳn do sự phổ biến của loại hình truyền bá nội dung qua Internet dưới dạng thông tin số. Ngoài ra, trong Công ty cũng có các vấn đề bất lợi như điều kiện kinh tế và mong muốn tối ưu hoá hoạt động (nhà đầu tư đã đóng cửa hàng loạt nhà máy theo chương trình cắt giảm chi phí từ năm 2008).

Theo số liệu của Nielsen SounScan, năm 2009, do giảm cầu CD, thu nhập của các công ty sản xuất băng đĩa giảm 7,2% còn 17 tỷ đô la Mỹ (17 tỷ USD, ~333.333 tỷ đồng). Trong thời gian đó, lượng bán nhạc số tăng 9,2% lên đến 4,3 tỷ USD (~84.300 tỷ đồng). So với năm 2004, lượng bán các bản ghi âm nhạc qua Internet đã gia tăng 10 lần. Trong năm 2010, khuynh hướng này vẫn tiếp tục mặc dù không với nhịp điệu cao đến như thế. Hiện nay, nhạc số đang chiếm một phần tư thị trường băng đĩa nhạc thế giới và ở các nước phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn. Ở Mỹ, tỷ lệ này là 43% trên tổng doanh thu.

Các nhà phân tích từ lâu đã khuyến cáo các công ty thu thanh phải từ bỏ ý tưởng phục hồi đĩa quang bằng con đường ghi thêm nội dung và phát triển các định dạng rẻ tiền hơn để bắt đầu chuyển sang các mô hình phổ biến nội dung hiện đại. Ngược lại, các hãng có thể đơn giản là phải chấm dứt sự tồn tại của mình khi thua những đại gia mới như Apple iTunes.

Mặc dù Sony không phải là nhà sản xuất CD duy nhất, việc đóng cửa một trong những nhà máy sản xuất CD lớn nhất cho phép dự báo hoàng hôn đến sớm của định dạng CD này. Sự diệt vong của các vật lưu trữ là quá trình tất yếu. Ví dụ, hồi tháng 12/2008, từ kho của Công ty Distribution Video Audio ở Florida đã xuất ra lô hàng cuối cùng các videocassette VHS, còn tháng 4 năm ngoái là dấu chấm hết cho lịch sử tồn tại của đĩa mềm 3,5 inch - một cột mốc cũng do chính Sony đặt: Công ty bắt đầu ngừng sản xuất loại đĩa này ở Nhật từ tháng 3/2010
IGWorld (theo PCW VN)