Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Đăng nhập:

Chào mừng bạn đến với ITVNN FORUM - Diễn đàn công nghệ thông tin.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần Hỏi/Ðáp để biết cách dùng diễn đàn. Để có thể tham gia thảo luận bạn phải đăng ký làm thành viên, click vào đây để đăng ký.


  • Partner Area
    • ITVNN HOSTING - Thiết kế website, Cung cấp Domain, Hosting, VPS Việt Nam Anh Hùng - Thông tin truyền thông
kết quả từ 1 tới 1 trên 1
Tăng kích thước phông chữ Giảm kích thước phông chữ
  1. #1
    everydaynews_79's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Oct 2013
    Thành viên thứ
    95708
    Tuổi
    37
    Giới tính
    Bài gởi
    2
    Level: 16 [?]
    Experience: 7,694
    Next Level: 10,000
    Cảm ơn 0
    Cảm ơn 0 lần / 0 Bài viết

    Default Điều cần biết về hăm tã ở bé  

    Hăm nhẹ là mảng da đỏ xuất hiện ở một vùng nhỏ, hăm nặng hơn là những vệt đỏ lan tới cả bụng và đùi. Cha mẹ cũng không nên quá lo vì hăm tã là dấu hiệu thường gặp ở bé, nhất là trong năm đầu đời.

    Cơ chế gây hăm

    Hăm có thể do thức ăn hoặc nước tiểu ở bé… Có những nguyên nhân gây hăm tã như sau:

    1. Ẩm ướt: Vùng da quấn tã luôn bị ẩm bởi kem dưỡng, cộng thêm nước tiểu và vi khuẩn từ phân khiến làn da bị kích ứng. Cho dù mẹ có chăm thay tã thì chứng hăm vẫn phát triển do làn da của bé khá nhạy cảm.
    2. Nhạy cảm với hóa chất hoặc do bị kích ứng: Hăm có thể là kết quả khi hai vùng da cọ sát vào nhau (vùng da có nếp gấp), đặc biệt là khi da bị tiếp xúc với hóa mỹ phẩm.

    3. Thức ăn mới: Khá nhiều bé bị hăm lần đầu khi bước vào tuổi ăn dặm hoặc khi thử một món mới. Thức ăn mới làm thay đổi tính chất của phân, có thể làm tăng tần suất đi tiêu. Nếu bú mẹ hoàn toàn, làn da của bé cũng có thể phản ứng với thức ăn từ mẹ.

    4. Nhiễm khuẩn: Vùng quấn tã thường là vùng da ẩm và nhạy cảm – tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây nên chứng hăm.

    Ngoài ra, nhóm bé dùng kháng sinh cũng có thể bị hăm, do thuốc làm yếu các loại vi khuẩn có lợi (cùng với việc tiêu diệt vi khuẩn có hại). Kháng sinh cũng góp phần làm gia tăng tiêu chảy, khiến hăm tã nở rộ.

    Điều trị


    Giữ cho bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên, kể cả vào ban đêm. Vệ sinh kỹ vùng da bị hăm mỗi lần thay tã. Nên quấn tã hơi lỏng tay hoặc dùng tã rộng hơn một chút để không khí tuần hoàn tốt ở vùng da bị quấn tã. Có thể dùng tã vải cho bé thường xuyên hơn.

    Dấu hiệu nên đi khám

    Phần lớn các trường hợp hăm tã ở bé là bình thường, không cần đi khám. Nếu biết chăm sóc, bé có thể vượt qua khó chịu trong vài ngày mà không cần sự điều trị từ bác sĩ.

    Nên đưa bé đi khám nếu vùng da hăm có dấu hiệu bị nhiễm trùng (bị đau, ra mủ vàng, phồng da nghiêm trọng). Với vùng da hăm bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng kem bôi chống nấm. Cũng nên đưa bé đi khám nếu bé bị sốt hoặc vùng da hăm ngày càng nặng khi điều trị tại nhà.


 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. 5 cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả (p2)
    By everydaynews_79 in forum Tán gẫu
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-09-2015, 09:02 PM

Bookmarks

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể chỉnh sửa bài viết
  •