Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Đăng nhập:

Chào mừng bạn đến với ITVNN FORUM - Diễn đàn công nghệ thông tin.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần Hỏi/Ðáp để biết cách dùng diễn đàn. Để có thể tham gia thảo luận bạn phải đăng ký làm thành viên, click vào đây để đăng ký.


  • Partner Area
    • ITVNN HOSTING - Thiết kế website, Cung cấp Domain, Hosting, VPS Việt Nam Anh Hùng - Thông tin truyền thông
kết quả từ 1 tới 1 trên 1
Tăng kích thước phông chữ Giảm kích thước phông chữ
  1. #1
    Duyenta's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Oct 2017
    Thành viên thứ
    115059
    Tuổi
    29
    Giới tính
    Bài gởi
    34
    Level: 25 [?]
    Experience: 79,777
    Next Level: 100,000
    Cảm ơn 0
    Cảm ơn 1 lần / 1 Bài viết

    Default Rủi ro khi mua sắm trực tuyến  

    Xu hướng mua sắm trực tuyến trong nhóm người tiêu dùng, nhất là đối với giới trẻ sống ở các thành thị ngày càng tăng cao. Kênh bán hàng này đang trở nên sôi động hơn khi có thêm nhiều gương mặt mới cũng như các ông lớn nước ngoài quan tâm mà đặc biệt là sự tham gia tích cực của các nhà bán lẻ truyền thống. Sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… việc mua sắm online đã trở thành xu hướng chung của toàn cầu
    Internet cung cấp các dịch vụ mua sắm thuận tiện mà các cửa hàng mua sắm khác không bao giờ có. Ngay cả khi bạn đang ở trong ngôi nhà êm ái của mình, bạn cũng có thể tìm hiểu thông tin về một món đồ nào đó từ vô vàn những nhà cung cấp khác nhau, tìm hiểu giá cả chỉ bằng những cú nhấp chuột đơn giàn và mua hàng mà không cần phải chờ đợi hàng giờ tại các cửa hàng. Tuy nhiên internet cũng là một nơi lý tưởng cho những kẻ tấn công, tạo nhiều cơ hội cho chúng truy cập vào thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng. Những kẻ tấn công là những người đánh cắp thông tin và sử dụng thông tin đó nhắm mục đích đánh cắp tiền của chúng ta bằng cách mua hàng hoặc bán thông tin đó cho một tổ chức khác

    Kẻ xấu thường sử 3 hình thứ sau để chiếm đoạt tài sản của những người mua hàng online:
    - Tạo nên các website và tin nhắn email, đường dẫn lừa đảo: Không giống như cách mua sắm truyền thống là bạn biết được thực chất các cửa hàng này như thế nào, ở đâu và có các mặt hàng gì? Những kẻ tấn công có thể tạo ra những website lừa đảo giống như những website hợp pháp hay những email được gửi từ những nguồn tin cậy. Các hoạt động từ thiện xã hội cũng bị lợi dụng và bị bóp méo theo cách này, đặc biệt sau những thảm họa thiên nhiên hoặc những mùa nghỉ lễ. Những kẻ tấn công tạo những website và email độc hại nhằm thuyết phục bạn cung cấp thông tin cá nhân và tài chính.
    - Nhắm vào những máy tính/tài khảon không an toàn: Nếu bạn không thực hiện các bước bảo mật để bảo vệ máy tính/tài khoản của bạn khỏi virus và những mã độc khác, thì kẻ tấn công có thể sẽ xâm nhập vào máy tính và toàn bộ thông tin của bạn trong đó. Một điều vô cùng quan trọng đối với các nhà cung cấp là cần phải bảo vệ hệ thống máy tính của mình để ngăn chặn kẻ tấn công khỏi việc xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của khách hàng.
    - Chặn thông tin từ một giao dịch không an toàn: Nếu một nhà cung cấp không sử dụng mã hóa, kẻ tấn công có thể chặn thông tin của bạn khi nó đang được truyền đi.

    Người tiêu dùng có thể tham khảo những lưu ý như nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…); tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận,…
    Bên cạnh đó người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua, tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên internet như nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.
    Cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật, gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính của người tiêu dùng; cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn, yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình.
    Đồng thời cảnh giác với thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản phẩm của công ty, theo đó phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị sản phẩm, người tiêu dùng phải chi thêm một khoản tiền nữa. Tuy nhiên, khi nhận hàng thì sản phẩm thường có giá trị thấp hơn so với khoản tiền người tiêu dùng đã bỏ ra. Cảnh giác tương tự với hình thức thông báo trúng thưởng và người tiêu dùng phải đóng tiền thuế/phí để nhận được sản phẩm.


    Nguồn: SecurityBox


 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 18-08-2022, 10:56 AM

Tags for this Thread

Bookmarks

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể chỉnh sửa bài viết
  •