HTT.itvn
12-06-2011, 08:51 PM
Có những anh hùng chân đất mà nếu cần gọi tên, thì đấy là những công dân thầm lặng. Họ chỉ làm việc thường ngày phải làm, đi con đường thường ngày phải đi, nói tiếng nói bình thường phải nói. Có thể vì thói quen, vì công việc, hay vì một sự đam mê, nhưng ở họ luôn toát lên một tấm lòng. Và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ - lãnh hải ở biển Đông đang cần lắm những tấm lòng như vậy - không chỉ như một điểm tựa về mặt tinh thần.
Anh hùng chân đất - Họ là ai?
Báo chí tháng Giêng chạy một tin đặc biệt. Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, người được mệnh danh là con sói của biển khơi, hơn 26 năm gắn bó với sóng gió Hoàng Sa - Trường Sa, bỗng chốc trở thành anh chàng tưới rau, vì tàu cá của anh bị phía Trung Quốc bắt lần thứ ba cuối năm 2010. Số tiền cần vay để đóng mới tàu, ngư cụ lên đến 300 triệu đồng. Tháng 3 năm nay, những trái tim yêu Hoàng Sa - Trường Sa tự nhiên vui trở lại, khi nghe tin sói biển đã trở về với biển.
Tâm sự với báo chí lúc cập đảo Lý Sơn cuối tháng 5, thuyền trưởng Lưu khẳng khái: "Đấy là vùng biển Việt Nam, ông nội tôi đánh cá ở đấy, cha tôi đánh cá ở đấy và tôi đánh cá ở đấy. Đó là lịch sử của chúng tôi và chủ quyền của chúng tôi". Có những tấm lòng thể hiện bằng hành động. Họ là lực lượng dân quân biển tuyến lộng huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, là con em của hàng chục ngư dân trong vùng tình nguyện ghi danh. Ông Nguyễn Văn Lượng, xã đội trưởng xã Phổ Thạnh cho biết rằng, họ tham gia lực lượng này không phải cho oai, mà là bảo vệ biển đảo quê hương trước các thế lực ngoại bang xâm phạm vùng lãnh hải. Hai mươi tám con người, hai mươi tám tấm lòng vì xóm làng, vì biển đảo (SGTT, 31/5/2011).
Có một thí dụ khác về một tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức cúng giỗ báo cáo tổ tiên về việc hiến tặng tờ lệnh quý về Hoàng Sa, sau sáu đời nối tiếp nhau cất giữ. Biết giá trị của tờ lệnh xuất phát từ năm Minh Mạng thứ 15, mọi người trong tộc họ thống nhất photocopy tờ lệnh gửi cho các cơ quan chuyên ngành để tìm hiểu nội dung văn thư, đóng góp vào bộ dữ liệu về xác lập chủ quyền biển đảo.
Đại diện họ tộc ông Đặng Lên tâm sự: "Biết tờ lệnh ấy chứng minh tổ tiên họ Đặng đã từng giong thuyền ra Hoàng Sa vào năm Minh Mạng thứ 15 (1834), tộc họ chúng tôi vui mừng và tự hào lắm. Tờ lệnh quý này không chỉ là của riêng của tộc họ Đặng chúng tôi nữa mà nó đã trở thành tài sản lớn của quốc gia" (TT, 9/4/2009). Qua báo chí, chắc chúng ta không quên tác giả được ví von là nhà "Trường Sa - Hoàng Sa học" TS Nguyễn Nhã, dành cả đời mình để nghiên cứu về vấn đề khăíng định chủ quyền trên hai quần đảo quê hương. Năm 2009, ông đề nghị thành lập một hội đồng nhà nước để giám định các tài liệu mới phát hiện về Hoàng Sa, Trường Sa.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/DN1_1307678996.jpg
Đoàn thuyền của ngư dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, Quãng Ngãi) ra khơi đánh bắt cá. Ảnh TTXVN
Còn nhiều, nhiều trường hợp nữa nếu chúng ta muốn kể. Từ gia đình chài lưới ở Lý Sơn với công hàm còn lưu của chúa Nguyễn, đội dân binh xóm chài tự nguyện, đến anh chiến sĩ đang đứng gác ở vọng đảo Trường Sa. Từ những nhà nghiên cứu điền thổ khắp nẻo đường cát trắng, em học sinh thắp đèn cặm cụi "Thư cho hải đảo", đến bà mẹ ầu ơ con bằng ca dao lịch sử nước nhà. Thầm lặng nhưng lan tỏa, họ đại diện cho sức mạnh, một sức mạnh mà nguồn lực của nó không phải bắt nguồn từ vũ lực và súng ống.
Khi sức mạnh không đến từ vũ lực
Quan sát trật tự quan hệ quốc tế hiện đại chỉ ra xu thế sức mạnh không còn thống nhất thành một phạm trù duy nhất. Nước Mỹ siêu cường toàn cầu về quân sự lẫn kinh tế vẫn điêu đứng trong cuộc chiến Afghanistan, bó tay trong hồ sơ hạt nhân bán đảo Triều Tiên. Một châu âu kém cỏi hơn về quốc phòng lại có thể thành hình mẫu hội nhập cho nhiều kết nối khu vực khác.
GS Josep Nye đã có lý, khi ông lập luận rằng: mỗi cấu trúc sức mạnh cần mỗi hình thức nguồn lực khác nhau. Không những sức mạnh cứng, mà còn cần cả sức mạnh mềm đến từ lập luận, câu chuyện, văn hóa, lòng người. Những anh hùng chân đất - trong ngữ cảnh này - có thể chỉ lan tỏa "vi mô" phân bổ trong những cấu trúc nhỏ lẻ, nhưng trên mặt trận thương thuyết, hiểu và sử dụng đúng lúc những nguồn lực "vi mô" sẽ là chìa khóa đầu tiên mở ra cánh cửa "vĩ mô", mà trong bối cảnh Biển Đông thể hiện qua hai kênh ảnh hưởng.
Đầu tiên hãy bàn về xu hướng "quốc tế hóa". Bên cạnh việc đưa vấn đề ra thế giới chủ yếu thông qua các biện pháp cân bằng chiến lược và ngoại giao, quốc tế hóa về mặt học thuật đang là lĩnh vực đóng vai trò tiên yếu. Khẳng định này dựa trên hai lý do. Một mặt, tranh luận trước tiên phải dựa vào lý lẽ, lý lẽ bắt nguồn từ một khuôn khổ nghiên cứu và dữ liệu có hệ thống. Trong quan hệ quốc tế, một sức mạnh thường được các học giả nêu ra như một vũ khí, đó là tính "hợp lý hơn" của lập luận.
Một lập luận có tính hợp lý hơn không những tạo sự chính đáng cho các quan điểm, mà còn là một tiền đề quan trọng góp phần xây dựng kiến thức chung về vấn đề tranh cãi (common knowledge). Từ tranh chấp lãnh hải, đàm phán biến đổi khí hậu đến quản trị thị trường tài chính quốc tế - các chủ đề chính trị quốc tế ngày càng trở nên phức tạp. Trên bàn đàm phán, điểm đầu tiên của mọi câu chuyện, phải làm sao định nghĩa lại những khái niệm cần giải quyết. Vì thế, trước khi trình bày hay bảo vệ lợi ích riêng, việc chuyển hóa quan điểm hay cách tiếp cận của mình thành kiến thức chung được đông đảo chấp nhận sẽ là một lợi thế lớn. Thí dụ điển hình là tranh luận về đổi tên từ "Biển Nam Trung Hoa" thành "Biển Đông Nam Á". Đây không phải chỉ là vấn đề cái tên, mà là một khẳng định về danh từ chung đang và sẽ được dùng trong việc xác định một khu vực đang tranh chấp. Tên gọi có nội hàm là sự chính danh, yếu tố không lan tỏa sức mạnh, nhưng là cầu nối dẫn đến tính hợp pháp của sức mạnh.
Thêm một thí dụ nữa về nhiệm vụ mang tính chiến lược, nhưng cần sự phân tỏa lan rộng của giới học thuật và trí thức là cuộc tranh luận xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Rút kinh nghiệm từ sự thất bại tương đối của Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông 2002 (DOC), phác thảo mới về COC đặt vấn đề không chỉ gói gọn trong phạm vi những quy tắc xây dựng hòa bình dựa trên lòng tin lẫn nhau, mà phải thiết lập được cơ chế minh bạch, giám sát và xử lý vi phạm dựa trên cơ chế hiện hành của luật quốc tế trong các quy phạm hành vi liên quan. Với tình hình phức tạp về địa chính trị, lẫn pháp lý như hiện nay, nước nào đi trước trong việc đề nghị được một dự thảo "hợp pháp, hợp lý" sớm hơn có thể tạo đồng thuận nội khối giữa các nước ASEAN, và tìm được lợi thế nhất định trong bàn đàm phán.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/DN2_1307679002.jpg
Tháng 4/2011, đoàn công tác của Tổng cục Chính trị và các ban, ngành trung ương ra thăm, làm việc, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang làm nhiệm vụ và sinh sống trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Kéo xuồng chuyển tải, đưa đoàn công tác vượt sóng, cập đảo An Bang. Trước đó, do sóng lớn, nhiều đoàn công tác đến thăm đảo đã không cập được bờ.
Ảnh TTXVN
Nếu "học thuật hóa, thông tin hóa" từ bên ngoài mang lại lý lẽ trên mặt trận thương thuyết, thì từ bên trong, nó là nguồn khơi của những đồng thuận. Gần đây công tác tuyên truyền biển đảo được đánh giá như một bước đi cần thiết để mang các đề tài phức tạp trở thành đơn giản đến số đông quần chúng. Tuyên truyền tuy vậy chỉ giới hạn ở mức độ phát động từ trên xuống, và cần tiếp lực bằng những hỗ trợ theo chiều rộng từ các sáng kiến từ dưới lên. "Học thuật hóa" đi trước, "dân sự hóa" vì thế cần phải tiếp bước theo sau. Bài học trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc thế kỷ XX nhấn mạnh tính "nhân dân" đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi cả trong quân sự lẫn ngoại giao.
Cách mạng tháng Tám 1945, cả nước lúc đó chỉ có mấy nghìn đảng viên, lực lượng quân sự chưa đông, chưa mạnh. Hệ thống thông tin liên lạc, tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng chỉ bằng một lời hô, một tiếng gọi tầng tầng lớp lớp đồng bào đã hăng hái xuống đường. Đảng gọi "đem sức ta giải phóng cho ta", nhân dân lập tức đồng thanh đáp lại. Sức mạnh đồng thuận xã hội lớn như vũ bão, cuốn phăng tất cả: phát xít, thực dân, lực lượng bán nước. Nhiều bài học đã được đúc kết. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", nhân hòa ở đây là sự đồng thuận của cả dân tộc, hỗ trợ từ quần chúng.
Trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình từng nói về thành công của vòng đàm phán Paris 1973: "Đặc điểm lớn nhất của ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhà nước có chiến lược chiến thuật rất tốt nhưng đối ngoại nhân dân cũng là vũ khí khá sắc bén để chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với cuộc kháng chiến". Qua nhận định trên có thể thấy, nếu ngoại giao nhân dân đã từng là lưỡi liềm đỏ trong chiến tranh Việt Nam, thì ở thế kỷ XXI, nó cũng là một tiếng vọng lương tri quy lòng người về một mối.
Hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết của bài toán Biển Đông đang nằm ở việc làm sao phải mổ xẻ tiếp những điểm còn khúc mắc, tìm ra được cái "hợp lý hơn" của lý lẽ. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách, học giả mà còn là trách nhiệm của mỗi người con đất Việt. Đặc biệt, khi vấn đề càng phức tạp, càng nhạy cảm thì sức hậu thuẫn của toàn dân tộc nhịp theo từng bước của chính sách mới càng mang giá trị. Và đặc biệt khi câu chuyện chủ quyền càng nóng bỏng như hiện nay, thì cần lắm những hành động, lời nói, chính sách động viên, tri ân đóng góp của những con người thầm lặng.
Bài báo này như viên gạch nhỏ lót đường: xin cảm ơn họ, những anh hùng chân đất!
Nguồn : Vietnamnet
Anh hùng chân đất - Họ là ai?
Báo chí tháng Giêng chạy một tin đặc biệt. Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, người được mệnh danh là con sói của biển khơi, hơn 26 năm gắn bó với sóng gió Hoàng Sa - Trường Sa, bỗng chốc trở thành anh chàng tưới rau, vì tàu cá của anh bị phía Trung Quốc bắt lần thứ ba cuối năm 2010. Số tiền cần vay để đóng mới tàu, ngư cụ lên đến 300 triệu đồng. Tháng 3 năm nay, những trái tim yêu Hoàng Sa - Trường Sa tự nhiên vui trở lại, khi nghe tin sói biển đã trở về với biển.
Tâm sự với báo chí lúc cập đảo Lý Sơn cuối tháng 5, thuyền trưởng Lưu khẳng khái: "Đấy là vùng biển Việt Nam, ông nội tôi đánh cá ở đấy, cha tôi đánh cá ở đấy và tôi đánh cá ở đấy. Đó là lịch sử của chúng tôi và chủ quyền của chúng tôi". Có những tấm lòng thể hiện bằng hành động. Họ là lực lượng dân quân biển tuyến lộng huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, là con em của hàng chục ngư dân trong vùng tình nguyện ghi danh. Ông Nguyễn Văn Lượng, xã đội trưởng xã Phổ Thạnh cho biết rằng, họ tham gia lực lượng này không phải cho oai, mà là bảo vệ biển đảo quê hương trước các thế lực ngoại bang xâm phạm vùng lãnh hải. Hai mươi tám con người, hai mươi tám tấm lòng vì xóm làng, vì biển đảo (SGTT, 31/5/2011).
Có một thí dụ khác về một tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức cúng giỗ báo cáo tổ tiên về việc hiến tặng tờ lệnh quý về Hoàng Sa, sau sáu đời nối tiếp nhau cất giữ. Biết giá trị của tờ lệnh xuất phát từ năm Minh Mạng thứ 15, mọi người trong tộc họ thống nhất photocopy tờ lệnh gửi cho các cơ quan chuyên ngành để tìm hiểu nội dung văn thư, đóng góp vào bộ dữ liệu về xác lập chủ quyền biển đảo.
Đại diện họ tộc ông Đặng Lên tâm sự: "Biết tờ lệnh ấy chứng minh tổ tiên họ Đặng đã từng giong thuyền ra Hoàng Sa vào năm Minh Mạng thứ 15 (1834), tộc họ chúng tôi vui mừng và tự hào lắm. Tờ lệnh quý này không chỉ là của riêng của tộc họ Đặng chúng tôi nữa mà nó đã trở thành tài sản lớn của quốc gia" (TT, 9/4/2009). Qua báo chí, chắc chúng ta không quên tác giả được ví von là nhà "Trường Sa - Hoàng Sa học" TS Nguyễn Nhã, dành cả đời mình để nghiên cứu về vấn đề khăíng định chủ quyền trên hai quần đảo quê hương. Năm 2009, ông đề nghị thành lập một hội đồng nhà nước để giám định các tài liệu mới phát hiện về Hoàng Sa, Trường Sa.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/DN1_1307678996.jpg
Đoàn thuyền của ngư dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, Quãng Ngãi) ra khơi đánh bắt cá. Ảnh TTXVN
Còn nhiều, nhiều trường hợp nữa nếu chúng ta muốn kể. Từ gia đình chài lưới ở Lý Sơn với công hàm còn lưu của chúa Nguyễn, đội dân binh xóm chài tự nguyện, đến anh chiến sĩ đang đứng gác ở vọng đảo Trường Sa. Từ những nhà nghiên cứu điền thổ khắp nẻo đường cát trắng, em học sinh thắp đèn cặm cụi "Thư cho hải đảo", đến bà mẹ ầu ơ con bằng ca dao lịch sử nước nhà. Thầm lặng nhưng lan tỏa, họ đại diện cho sức mạnh, một sức mạnh mà nguồn lực của nó không phải bắt nguồn từ vũ lực và súng ống.
Khi sức mạnh không đến từ vũ lực
Quan sát trật tự quan hệ quốc tế hiện đại chỉ ra xu thế sức mạnh không còn thống nhất thành một phạm trù duy nhất. Nước Mỹ siêu cường toàn cầu về quân sự lẫn kinh tế vẫn điêu đứng trong cuộc chiến Afghanistan, bó tay trong hồ sơ hạt nhân bán đảo Triều Tiên. Một châu âu kém cỏi hơn về quốc phòng lại có thể thành hình mẫu hội nhập cho nhiều kết nối khu vực khác.
GS Josep Nye đã có lý, khi ông lập luận rằng: mỗi cấu trúc sức mạnh cần mỗi hình thức nguồn lực khác nhau. Không những sức mạnh cứng, mà còn cần cả sức mạnh mềm đến từ lập luận, câu chuyện, văn hóa, lòng người. Những anh hùng chân đất - trong ngữ cảnh này - có thể chỉ lan tỏa "vi mô" phân bổ trong những cấu trúc nhỏ lẻ, nhưng trên mặt trận thương thuyết, hiểu và sử dụng đúng lúc những nguồn lực "vi mô" sẽ là chìa khóa đầu tiên mở ra cánh cửa "vĩ mô", mà trong bối cảnh Biển Đông thể hiện qua hai kênh ảnh hưởng.
Đầu tiên hãy bàn về xu hướng "quốc tế hóa". Bên cạnh việc đưa vấn đề ra thế giới chủ yếu thông qua các biện pháp cân bằng chiến lược và ngoại giao, quốc tế hóa về mặt học thuật đang là lĩnh vực đóng vai trò tiên yếu. Khẳng định này dựa trên hai lý do. Một mặt, tranh luận trước tiên phải dựa vào lý lẽ, lý lẽ bắt nguồn từ một khuôn khổ nghiên cứu và dữ liệu có hệ thống. Trong quan hệ quốc tế, một sức mạnh thường được các học giả nêu ra như một vũ khí, đó là tính "hợp lý hơn" của lập luận.
Một lập luận có tính hợp lý hơn không những tạo sự chính đáng cho các quan điểm, mà còn là một tiền đề quan trọng góp phần xây dựng kiến thức chung về vấn đề tranh cãi (common knowledge). Từ tranh chấp lãnh hải, đàm phán biến đổi khí hậu đến quản trị thị trường tài chính quốc tế - các chủ đề chính trị quốc tế ngày càng trở nên phức tạp. Trên bàn đàm phán, điểm đầu tiên của mọi câu chuyện, phải làm sao định nghĩa lại những khái niệm cần giải quyết. Vì thế, trước khi trình bày hay bảo vệ lợi ích riêng, việc chuyển hóa quan điểm hay cách tiếp cận của mình thành kiến thức chung được đông đảo chấp nhận sẽ là một lợi thế lớn. Thí dụ điển hình là tranh luận về đổi tên từ "Biển Nam Trung Hoa" thành "Biển Đông Nam Á". Đây không phải chỉ là vấn đề cái tên, mà là một khẳng định về danh từ chung đang và sẽ được dùng trong việc xác định một khu vực đang tranh chấp. Tên gọi có nội hàm là sự chính danh, yếu tố không lan tỏa sức mạnh, nhưng là cầu nối dẫn đến tính hợp pháp của sức mạnh.
Thêm một thí dụ nữa về nhiệm vụ mang tính chiến lược, nhưng cần sự phân tỏa lan rộng của giới học thuật và trí thức là cuộc tranh luận xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Rút kinh nghiệm từ sự thất bại tương đối của Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông 2002 (DOC), phác thảo mới về COC đặt vấn đề không chỉ gói gọn trong phạm vi những quy tắc xây dựng hòa bình dựa trên lòng tin lẫn nhau, mà phải thiết lập được cơ chế minh bạch, giám sát và xử lý vi phạm dựa trên cơ chế hiện hành của luật quốc tế trong các quy phạm hành vi liên quan. Với tình hình phức tạp về địa chính trị, lẫn pháp lý như hiện nay, nước nào đi trước trong việc đề nghị được một dự thảo "hợp pháp, hợp lý" sớm hơn có thể tạo đồng thuận nội khối giữa các nước ASEAN, và tìm được lợi thế nhất định trong bàn đàm phán.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/DN2_1307679002.jpg
Tháng 4/2011, đoàn công tác của Tổng cục Chính trị và các ban, ngành trung ương ra thăm, làm việc, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang làm nhiệm vụ và sinh sống trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Kéo xuồng chuyển tải, đưa đoàn công tác vượt sóng, cập đảo An Bang. Trước đó, do sóng lớn, nhiều đoàn công tác đến thăm đảo đã không cập được bờ.
Ảnh TTXVN
Nếu "học thuật hóa, thông tin hóa" từ bên ngoài mang lại lý lẽ trên mặt trận thương thuyết, thì từ bên trong, nó là nguồn khơi của những đồng thuận. Gần đây công tác tuyên truyền biển đảo được đánh giá như một bước đi cần thiết để mang các đề tài phức tạp trở thành đơn giản đến số đông quần chúng. Tuyên truyền tuy vậy chỉ giới hạn ở mức độ phát động từ trên xuống, và cần tiếp lực bằng những hỗ trợ theo chiều rộng từ các sáng kiến từ dưới lên. "Học thuật hóa" đi trước, "dân sự hóa" vì thế cần phải tiếp bước theo sau. Bài học trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc thế kỷ XX nhấn mạnh tính "nhân dân" đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi cả trong quân sự lẫn ngoại giao.
Cách mạng tháng Tám 1945, cả nước lúc đó chỉ có mấy nghìn đảng viên, lực lượng quân sự chưa đông, chưa mạnh. Hệ thống thông tin liên lạc, tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng chỉ bằng một lời hô, một tiếng gọi tầng tầng lớp lớp đồng bào đã hăng hái xuống đường. Đảng gọi "đem sức ta giải phóng cho ta", nhân dân lập tức đồng thanh đáp lại. Sức mạnh đồng thuận xã hội lớn như vũ bão, cuốn phăng tất cả: phát xít, thực dân, lực lượng bán nước. Nhiều bài học đã được đúc kết. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", nhân hòa ở đây là sự đồng thuận của cả dân tộc, hỗ trợ từ quần chúng.
Trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình từng nói về thành công của vòng đàm phán Paris 1973: "Đặc điểm lớn nhất của ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhà nước có chiến lược chiến thuật rất tốt nhưng đối ngoại nhân dân cũng là vũ khí khá sắc bén để chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với cuộc kháng chiến". Qua nhận định trên có thể thấy, nếu ngoại giao nhân dân đã từng là lưỡi liềm đỏ trong chiến tranh Việt Nam, thì ở thế kỷ XXI, nó cũng là một tiếng vọng lương tri quy lòng người về một mối.
Hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết của bài toán Biển Đông đang nằm ở việc làm sao phải mổ xẻ tiếp những điểm còn khúc mắc, tìm ra được cái "hợp lý hơn" của lý lẽ. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách, học giả mà còn là trách nhiệm của mỗi người con đất Việt. Đặc biệt, khi vấn đề càng phức tạp, càng nhạy cảm thì sức hậu thuẫn của toàn dân tộc nhịp theo từng bước của chính sách mới càng mang giá trị. Và đặc biệt khi câu chuyện chủ quyền càng nóng bỏng như hiện nay, thì cần lắm những hành động, lời nói, chính sách động viên, tri ân đóng góp của những con người thầm lặng.
Bài báo này như viên gạch nhỏ lót đường: xin cảm ơn họ, những anh hùng chân đất!
Nguồn : Vietnamnet