coo_coo_19
15-03-2012, 04:40 PM
Một bức ảnh so sánh logo, hình ảnh quảng bá chương trình VietNam’s Got Talent với 2 phiên bản khác ở Mỹ và Anh khiến nhiều người bày tỏ thái độ khó chịu.
Cuộc thi VietNam’s Got Talent đang bước vào vòng thi bán kết thì cư dân mạng bất ngờ xôn xao bàn luận về một bức ảnh so sánh logo hình ảnh quảng bá chương trình với 2 phiên bản khác ở Mỹ và Anh khiến nhiều người “ngã ngửa”: “Đơn vị tài trợ dầu gội thật khéo đường quảng cáo!”
Qua bức hình, cư dân mạng phân tích: màu nền logo quảng bá chương trình Got Talent phiên bản Anh và Mỹ chính là lá cờ quốc gia được xử lý khéo léo. Còn chương trình VietNam’s Got Talent thì lại có phông màu xanh - bị nghi chính là màu sắc đại diện của nhãn hàng dầu gội tài trợ cho chương trình.
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/vanmao/2012_03_14/anh-buc-xuc-vietnam-got-tal.jpg
Nhiều ý kiến cư dân mạng nêu ý kiến, một chương trình truyền hình được giới thiệu tầm cỡ quốc gia, tên gọi trực tiếp dính đến 2 chữ Việt Nam thì tại sao lại chọn màu sắc của nhãn dầu gội làm logo hay poster quảng bá khắp nơi mà không phải lá cờ tổ quốc? Nếu năm sau, chương trình do một nhãn hàng nhạy cảm khác liên quan tới phụ nữ, đời sống chăn gối chẳng lẽ cũng lấy hình ảnh đó minh họa?
Một cư dân mạng đưa ra phán đoán: Có lẽ điều này tùy hợp đồng tài trợ, nếu tài trợ không có quyền hạn gì đó thì liệu có ai bỏ tiền tài trợ để làm chương trình cho xem? Nên nhìn ở khía cạnh kinh tế, đừng so sánh Việt Nam và Anh Mỹ, không thích thì mình tắt tivi thôi.
Số khác đưa ra bình luận hóm hỉnh hơn: “Thôi thì nhìn cũng đẹp mà, cái này đâu có qui định phải đưa cờ lên đâu”; “Cũng độc đấy chứ! Chỉ có ở Việt Nam”; “Nên gọi là dầu gội Talent”…
Trước đó, năm 2011, hãng dầu gội trên cũng từng bị phản đối với clip hoa hậu Mai Phương Thúy nói trống không trong quảng cáo của hãng này. Mai Phương Thúy vào vai cô gái được bạn trai dẫn ra mắt ba mẹ của mình. Ấn tượng với mái tóc dài đẹp của cô gái, mẹ bạn trai ngưỡng mộ hỏi thăm. Cô gái trả lời: "À không, chỉ là...".
Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, đây được xem là câu trả lời không phù hợp khi một người trẻ nói chuyện với người lớn bởi thiếu tiếng "vâng, dạ, thưa". Sau khi clip quảng cáo được phát sóng, nhiều người không đồng tình với cách trả lời "không lễ phép" đó.
Ngay sau đó, đại diện nhãn hàng, bà Lê Thị Tuyết Mai, phụ trách đối ngoại của P&G Việt Nam thừa nhận nội dung trong quảng cáo là không phù hợp với văn hóa Việt Nam và cần phải sửa lại. "Chúng tôi ghi nhận những phản hồi về mẫu quảng cáo dầu gội siêu mượt vừa qua, chúng tôi sẽ điều chỉnh mẫu quảng cáo cho phù hợp hơn trong thời gian sớm nhất", bà Mai nói.
Bà Đỗ Thị Lan Hương Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam cũng lên tiếng: “Từ những phản ứng của dư luận, chúng tôi đã đề nghị doanh nghiệp sửa đổi nội dung clip, chữ "À không" được thay bằng "Dạ không", Clip "thiếu lễ phép" này bị dừng phát và phải sửa đổi nội dung để phù hợp với văn hóa Việt.
Cuộc thi VietNam’s Got Talent đang bước vào vòng thi bán kết thì cư dân mạng bất ngờ xôn xao bàn luận về một bức ảnh so sánh logo hình ảnh quảng bá chương trình với 2 phiên bản khác ở Mỹ và Anh khiến nhiều người “ngã ngửa”: “Đơn vị tài trợ dầu gội thật khéo đường quảng cáo!”
Qua bức hình, cư dân mạng phân tích: màu nền logo quảng bá chương trình Got Talent phiên bản Anh và Mỹ chính là lá cờ quốc gia được xử lý khéo léo. Còn chương trình VietNam’s Got Talent thì lại có phông màu xanh - bị nghi chính là màu sắc đại diện của nhãn hàng dầu gội tài trợ cho chương trình.
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/vanmao/2012_03_14/anh-buc-xuc-vietnam-got-tal.jpg
Nhiều ý kiến cư dân mạng nêu ý kiến, một chương trình truyền hình được giới thiệu tầm cỡ quốc gia, tên gọi trực tiếp dính đến 2 chữ Việt Nam thì tại sao lại chọn màu sắc của nhãn dầu gội làm logo hay poster quảng bá khắp nơi mà không phải lá cờ tổ quốc? Nếu năm sau, chương trình do một nhãn hàng nhạy cảm khác liên quan tới phụ nữ, đời sống chăn gối chẳng lẽ cũng lấy hình ảnh đó minh họa?
Một cư dân mạng đưa ra phán đoán: Có lẽ điều này tùy hợp đồng tài trợ, nếu tài trợ không có quyền hạn gì đó thì liệu có ai bỏ tiền tài trợ để làm chương trình cho xem? Nên nhìn ở khía cạnh kinh tế, đừng so sánh Việt Nam và Anh Mỹ, không thích thì mình tắt tivi thôi.
Số khác đưa ra bình luận hóm hỉnh hơn: “Thôi thì nhìn cũng đẹp mà, cái này đâu có qui định phải đưa cờ lên đâu”; “Cũng độc đấy chứ! Chỉ có ở Việt Nam”; “Nên gọi là dầu gội Talent”…
Trước đó, năm 2011, hãng dầu gội trên cũng từng bị phản đối với clip hoa hậu Mai Phương Thúy nói trống không trong quảng cáo của hãng này. Mai Phương Thúy vào vai cô gái được bạn trai dẫn ra mắt ba mẹ của mình. Ấn tượng với mái tóc dài đẹp của cô gái, mẹ bạn trai ngưỡng mộ hỏi thăm. Cô gái trả lời: "À không, chỉ là...".
Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, đây được xem là câu trả lời không phù hợp khi một người trẻ nói chuyện với người lớn bởi thiếu tiếng "vâng, dạ, thưa". Sau khi clip quảng cáo được phát sóng, nhiều người không đồng tình với cách trả lời "không lễ phép" đó.
Ngay sau đó, đại diện nhãn hàng, bà Lê Thị Tuyết Mai, phụ trách đối ngoại của P&G Việt Nam thừa nhận nội dung trong quảng cáo là không phù hợp với văn hóa Việt Nam và cần phải sửa lại. "Chúng tôi ghi nhận những phản hồi về mẫu quảng cáo dầu gội siêu mượt vừa qua, chúng tôi sẽ điều chỉnh mẫu quảng cáo cho phù hợp hơn trong thời gian sớm nhất", bà Mai nói.
Bà Đỗ Thị Lan Hương Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam cũng lên tiếng: “Từ những phản ứng của dư luận, chúng tôi đã đề nghị doanh nghiệp sửa đổi nội dung clip, chữ "À không" được thay bằng "Dạ không", Clip "thiếu lễ phép" này bị dừng phát và phải sửa đổi nội dung để phù hợp với văn hóa Việt.