bactran
15-01-2014, 12:01 PM
Khi doanh nghiệp của bạn tiến hành sáp nhập, bạn sẽ cảm thấy những thay đổi là quá sức chịu đựng và vị trí của bản thân trong doanh nghiệp đang bị đe doạ.Theo một nghiên cứu mới đây của Bloomsbury, 24% số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kế toán có liên quan hoặc đang xem xét khả năng sáp nhập trong 12 tháng qua. Với các hãng lớn hơn, vụ sáp nhập đình đám nhất là giữa BDO và PKF, ngoài ra còn có trường hợp sáp nhập của Navigant vào Grant Thornton hay RSM Tenon vào Baker Tilly.Thực chất, xu thế sáp nhập hay liên minh giữa các doanh nghiệp kế toán trên toàn cầu là khá rõ ràng. Một ví dụ điển hình là trường hợp Mazars giới thiệu sự xuất hiện của mình tại Ghana thông qua việc mua lại một công ty địa phương có tên ET Akonor. Nguyên nhân của điều này là do môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt. Việc mua lại và sáp nhập mang lại hi vọng về việc tìm thấy những nguồn khách hàng mới từ những lĩnh vực và khu vực địa lý khác nhau. Hợp sức cũng giúp doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn với nguồn lực tài chính và nhân sự dồi dào. Tuy nhiên, các công ty sáp nhập thường sẽ tiến hành cắt giảm nhân sự không cần thiết nhằm tiết giảm bộ máy hoạt động và chi phí sau khi hợp nhất. Việc này chắc chắn sẽ gây ra không ít hoang mang cho bạn trong vai trò nhân viên của doanh nghiệp. Sau đây là một số mẹo nhỏ ACCA cung cấp nhằm giúp bạn dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.Luôn tập trungĐiều này có thể nói dễ hơn làm. Nhưng bạn hãy cố gắng tập trung làm tốt công việc hằng ngày của mình. Việc phải làm quen với các đồng nghiệp mới, văn phòng mới hay đội ngũ quản lý mới có thể chiếm hết toàn bộ tâm trí bạn, nhưng đừng quên rằng doanh nghiệp vẫn cần bạn trong việc cung cấp những dịch vụ đặc thù cho khách hàng. Chính vì thế, hãy tập trung!Chăm sóc khách hàngTrong quá trình sáp nhập, việc tiếp xúc với khách hàng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Hãy cố gắng giữ liên lạc với các khách hàng của bạn một cách thường xuyên, cập nhật tình hình kịp thời để quá trình chuyển giao diễn ra càng suôn sẻ càng tốt. Đừng chỉ email hay gọi điện thoại, hãy gặp họ trực tiếp và giải thích về những thay đổi sắp tới.Ngay cả khi đó không phải là khách hàng của bạn, hãy hướng dẫn họ đến kênh thông tin hiệu quả nhất và đảm bảo rằng họ biết chuyện gì đang xảy ra.Sẵn sàng cho những thay đổiHầu hết các vụ sáp nhập đều tạo ra nhiều thay đổi trong doanh nghiệp, từ chính sách đến thủ tục và cả các ngày được mặc thường phục. Vì vậy, hãy mở lòng và đón nhận những thay đổi không thể tránh khỏi này.Phong cách làm việc trước đây của bạn có thể sẽ không còn phù hợp với doanh nghiệp ở thời điểm hậu sáp nhập. Vì vậy, hãy sẵn sàng học hỏi và thích nghi với những điều mới lạ và cố gắng giảm thiểu tối đa số lần nói câu “nhưng chúng tôi vẫn thường làm như vậy”. Hợp nhất hai doanh nghiệp khác nhau cũng có nghĩa là hợp nhất hai kiểu văn hoá, hai cách làm việc khác nhau, điều đó đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Hãy nhớ rằng văn hoá doanh nghiệp không do bất kì ai quyết định mà nó được hình thành bởi mỗi cá thể không phân biệt vai vế trong tập thể một doanh nghiệp.Hãy kiên nhẫnKhông vụ sáp nhập nào diễn ra suôn sẻ và êm ả chỉ sau một đêm dù đó là doanh nghiệp nào, với quy mô ra sao. Đừng tin vào mọi điều mà bạn nghe thấy. Đội ngũ quản lý sẽ ngăn chặn những tin đồn này bằng những hành động kịp thời và dứt khoát, và bạn sẽ biết sự thật ngay lập tức thôi.Nêu ý kiếnBạn phải làm gì nếu còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ? Hãy tìm đến những kênh thông tin mà các quản lý đã thiết kế cho bạn, ví dụ như hòm thư thắc mắc về các vấn đề liên quan đến sáp nhập hay một thư mục thông tin trên mạng nội bộ. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm. Các nhân viên có thâm niên tại các hãng kế toán thường đều đã trải qua ít nhất một lần sáp nhập trong sự nghiệp. Họ sẽ biết điều gì đang làm cho bạn phải nghĩ ngợi.Trong giai đoạn sáp nhập, thông tin thường đi từ trên xuống. Nhưng bạn hoàn toàn có quyền nêu lên thắc mắc của mình và nhận được sự trả lời rõ ràng từ các cấp liên quan.Hãy đồng độiHãy cố gắng tránh tình huống “họ và chúng ta”. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ công việc với các đồng nghiệp mới, làm họ cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với bạn, nhưng chú ý đừng là trung tâm của mọi câu chuyện.Hoà nhậpHãy chủ động tham gia vào các dự án hoà hợp doanh nghiệp. Việc này giúp bạn cập nhật những thông tin cần thiết và chứng tỏ năng lực của bạn trong mắt các đồng nghiệp mới.Nắm bắt cơ hộiSự nhiệt tình của bạn trong giai đoạn sáp nhập có thể giúp sự nghiệp của bạn thăng tiến vượt bậc. Bạn sẽ có cơ hội làm việc ở môi trường toàn cầu, hay được thử sức trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hoặc ít nhất bạn cũng sẽ được làm việc trong một doanh nghiệp mới với quy mô lớn hơn.Mở rộng mạng lưới quan hệSáp nhập mang lại cơ hội để bạn tiếp xúc được với nhiều người hơn. Đừng chỉ biết về các đồng nghiệp mới, hãy đến và trò chuyện với họ. Những mối quan hệ mới sẽ giúp ích rất nhiều cho các khách hàng lẫn sự nghiệp của bạn.Trở thành đại sứ cho doanh nghiệp của mìnhBạn cần phải hiểu rõ về sự sáp nhập vừa xảy ra. Hãy tìm hiểu về các lợi ích mà khách hàng, doanh nghiệp và nhân viên có thể có được sau cuộc sáp nhập. Vì suy cho cùng, chúng ta sáp nhập với mục tiêu tạo ra một doanh nghiệp mạnh mẽ hơn hai doanh nghiệp riêng lẻ và mỗi nhân viên sẽ góp phần công sức của mình vào mục tiêu đó.