tungduc85
29-05-2016, 09:40 PM
Một mục tiêu cụ thể của công tác đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) giai đoạn 2016 - 2020 là phát triển tối thiểu 5 sản phẩm ATTT thương hiệu Việt được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước; doanh nghiệp Việt đóng vai trò chủ đạo tại thị trường dịch vụ ATTT trong nước.
Theo Quyết định 898, thời gian tới, nhà nước sẽ đặt hàng nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử nghiệm và sản xuất sản phẩm an toàn thông tin nội địa từ ngân sách khoa học và công nghệ (Trong ảnh: Đại diện FPT giới thiệu về sản phẩm CyRadar-Hệ thống phát hiện mối đe dọa nâng cao do FPT phát triển. Nguồn ảnh: Chungta.vn)
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, công tác đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020 sẽ được thực hiện theo hướng đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATTT mạng của toàn xã hội. Huy động nguồn lực của xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp tham gia công tác đảm bảo ATTT mạng.
Thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ ATTT; tập trung nguồn lực bảo đảm ATTT cho các hệ thống thông tin quan trọng; triển khai công tác bảo đảm ATTT mạng theo hướng kết hợp hài hòa giữa việc đầu tư trang thiết bị và áp dụng các biện pháp quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp.
Đồng thời, tăng cường bảo đảm ATTT mạng quốc gia; phát triển khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất ATTT trên mạng (cyber resilience).
Quyết định cũng nêu rõ, bên cạnh các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển ATTT số quốc gia đến năm 2020, mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2016 - 2020 là: tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về ATTT, tỷ lệ các sự cố mất ATTT mạng xảy ra do nhận thức yếu kém, chủ quan, bất cẩn của con người ở dưới mức 50%; nâng cao uy tín giao dịch điện tử của Việt Nam, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại và phát tán thư rác cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của của các tổ chức quốc tế; hình thành cơ bản hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống kiểm định, đánh giá ATTT; Phát triển tối thiểu 5 sản phẩm ATTT thương hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước, doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò chủ đạo tại thị trường dịch vụ ATTT trong nước.
Để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo ATTT mạng sẽ được tập trung triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Cụ thể, 3 nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn tới là: Đảm bảo ATTT mạng quy mô quốc gia; Bảo đảm ATTT mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; và Phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ ATTT mạng.
Trong đó, với nhiệm vụ phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ ATTT mạng, thời gian tới, bên cạnh việc thực hiện đặt hàng nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử nghiệm và sản xuất sản phẩm ATTT nội địa từ ngân sách khoa học và công nghệ, nhà nước cũng sẽ hỗ trợ xúc tiến đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực ATTT mạng; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm, giải pháp ATTT mạng thương hiệu Việt Nam; hỗ trợ phát triển một số sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa; đồng thời thúc đẩy ứng dụng chữ ký số công cộng trong các hoạt động kinh tế - xã hội, tăng cường thuê ngoài dịch vụ đảm bảo ATTT mạng do doanh nghiệp cung cấp.
Về giải pháp, cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách, trong giai đoạn 2016 - 2020, 3 nhóm giải pháp đảm bảo ATTT mạng khác cũng sẽ được triển khai gồm: thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế; kiện toàn bộ máy, phát triển nguồn nhân lực; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhân thức.
Nguồn vốn thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020 được lấy từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, nguồn thu của các cơ quan, đơn vị được phép để lại sử dụng theo quy định, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai, đôn đốc thực hiện Quyết định này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung của Quyết định trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT có trách nhiệm thành lập Ban điều hành để điều phối, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo đảm ATTT mạng do một lãnh đạo Bộ TT&TT làm Trưởng ban và bộ phận thường trực Ban điều hành là một đơn vị chức năng kiêm nhiệm thuộc Bộ TT&TT.
Bộ TT&TT cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra định kỳ hàng năm công tác bảo đảm ATTT mạng của các bộ, ngành, địa phương; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các doanh nghiệp thành lập Tổ phản ứng nhanh phân tích, ứng phó với phần mềm độc hại. Đồng thời, phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam định kỳ hàng năm phân loại, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ ATTT và khảo sát, đánh giá mức độ bảo đảm ATTT mạng trong các cơ quan, tổ chức.
Trước đó, trao đổi với ICTnews, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, trong khoảng 2 -3 năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo quyết liệt, thể hiện sự quan tâm sát sao đối với lĩnh vực ATTT tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2014 - 2015, nhờ sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ , hàng loạt cơ quan quản lý nhà nước về ATTT tại Trung ương đã được kiện toàn, đi vào hoạt động. Đơn cử như, ở Bộ TT&TT là Cục ATTT; còn với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các đơn vị liên quan đến ATTT cũng được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định.
Như vậy đến nay, bên cạnh việc Luật An toàn thông tin mạng đã được thông qua, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, Bộ TT&TT đang chủ trì triển khai triển khai nhiều chương trình quốc gia mang tính dài hạn, trung hạn 5 năm trong lĩnh vực ATTT như: “Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin Việt Nam đến năm 2020”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 99 ngày 14/1/2014; “Đề án tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội về ATTT đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 893 ngày 19/6/2015; và “Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020” vừa được phê duyệt theo Quyết định 898 của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua việc triển khai những chương trình, đề án này, Bộ TT&TT kỳ vọng sẽ góp phần tích cực hơn nữa trong việc đảm bảo ATTT quốc gia trong giai đoạn tới.
Theo Quyết định 898, thời gian tới, nhà nước sẽ đặt hàng nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử nghiệm và sản xuất sản phẩm an toàn thông tin nội địa từ ngân sách khoa học và công nghệ (Trong ảnh: Đại diện FPT giới thiệu về sản phẩm CyRadar-Hệ thống phát hiện mối đe dọa nâng cao do FPT phát triển. Nguồn ảnh: Chungta.vn)
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, công tác đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020 sẽ được thực hiện theo hướng đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATTT mạng của toàn xã hội. Huy động nguồn lực của xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp tham gia công tác đảm bảo ATTT mạng.
Thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ ATTT; tập trung nguồn lực bảo đảm ATTT cho các hệ thống thông tin quan trọng; triển khai công tác bảo đảm ATTT mạng theo hướng kết hợp hài hòa giữa việc đầu tư trang thiết bị và áp dụng các biện pháp quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp.
Đồng thời, tăng cường bảo đảm ATTT mạng quốc gia; phát triển khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất ATTT trên mạng (cyber resilience).
Quyết định cũng nêu rõ, bên cạnh các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển ATTT số quốc gia đến năm 2020, mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2016 - 2020 là: tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về ATTT, tỷ lệ các sự cố mất ATTT mạng xảy ra do nhận thức yếu kém, chủ quan, bất cẩn của con người ở dưới mức 50%; nâng cao uy tín giao dịch điện tử của Việt Nam, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại và phát tán thư rác cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của của các tổ chức quốc tế; hình thành cơ bản hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống kiểm định, đánh giá ATTT; Phát triển tối thiểu 5 sản phẩm ATTT thương hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước, doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò chủ đạo tại thị trường dịch vụ ATTT trong nước.
Để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo ATTT mạng sẽ được tập trung triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Cụ thể, 3 nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn tới là: Đảm bảo ATTT mạng quy mô quốc gia; Bảo đảm ATTT mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; và Phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ ATTT mạng.
Trong đó, với nhiệm vụ phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ ATTT mạng, thời gian tới, bên cạnh việc thực hiện đặt hàng nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử nghiệm và sản xuất sản phẩm ATTT nội địa từ ngân sách khoa học và công nghệ, nhà nước cũng sẽ hỗ trợ xúc tiến đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực ATTT mạng; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm, giải pháp ATTT mạng thương hiệu Việt Nam; hỗ trợ phát triển một số sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa; đồng thời thúc đẩy ứng dụng chữ ký số công cộng trong các hoạt động kinh tế - xã hội, tăng cường thuê ngoài dịch vụ đảm bảo ATTT mạng do doanh nghiệp cung cấp.
Về giải pháp, cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách, trong giai đoạn 2016 - 2020, 3 nhóm giải pháp đảm bảo ATTT mạng khác cũng sẽ được triển khai gồm: thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế; kiện toàn bộ máy, phát triển nguồn nhân lực; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhân thức.
Nguồn vốn thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020 được lấy từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, nguồn thu của các cơ quan, đơn vị được phép để lại sử dụng theo quy định, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai, đôn đốc thực hiện Quyết định này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung của Quyết định trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT có trách nhiệm thành lập Ban điều hành để điều phối, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo đảm ATTT mạng do một lãnh đạo Bộ TT&TT làm Trưởng ban và bộ phận thường trực Ban điều hành là một đơn vị chức năng kiêm nhiệm thuộc Bộ TT&TT.
Bộ TT&TT cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra định kỳ hàng năm công tác bảo đảm ATTT mạng của các bộ, ngành, địa phương; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các doanh nghiệp thành lập Tổ phản ứng nhanh phân tích, ứng phó với phần mềm độc hại. Đồng thời, phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam định kỳ hàng năm phân loại, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ ATTT và khảo sát, đánh giá mức độ bảo đảm ATTT mạng trong các cơ quan, tổ chức.
Trước đó, trao đổi với ICTnews, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, trong khoảng 2 -3 năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo quyết liệt, thể hiện sự quan tâm sát sao đối với lĩnh vực ATTT tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2014 - 2015, nhờ sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ , hàng loạt cơ quan quản lý nhà nước về ATTT tại Trung ương đã được kiện toàn, đi vào hoạt động. Đơn cử như, ở Bộ TT&TT là Cục ATTT; còn với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các đơn vị liên quan đến ATTT cũng được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định.
Như vậy đến nay, bên cạnh việc Luật An toàn thông tin mạng đã được thông qua, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, Bộ TT&TT đang chủ trì triển khai triển khai nhiều chương trình quốc gia mang tính dài hạn, trung hạn 5 năm trong lĩnh vực ATTT như: “Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin Việt Nam đến năm 2020”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 99 ngày 14/1/2014; “Đề án tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội về ATTT đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 893 ngày 19/6/2015; và “Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020” vừa được phê duyệt theo Quyết định 898 của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua việc triển khai những chương trình, đề án này, Bộ TT&TT kỳ vọng sẽ góp phần tích cực hơn nữa trong việc đảm bảo ATTT quốc gia trong giai đoạn tới.