btlcoin
05-12-2017, 04:51 PM
Tiền điện tử hay tiền mã hóa (Electronic Money) là phương thức trao đổi sử dụng mật mã để đảm bảo an toàn giao dịch và kiểm soát các đơn vị tiền mới được tạo ra.
Tiền điện tử (Electronic Money) đang trên đà phát triển mạnh mẽ với giá trị thị trường hiện đạt 159 tỷ USD (tính đến thời điểm 8/.2017). Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý tiền điện tử.
Tiền điện tử (Electronic Money) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009, tiền điện tử đầu tiên được hình thành dưới cái tên ‘Bitcoin'. Giá trị của đồng tiền này đã tăng vọt: 100 đô la Mỹ Bitcoin năm 2010 tương đương với 2 triệu đô vào năm 2017.
Việc tiền điện tử ngày càng trở nên được biết đến rộng rãi và nhiều nước công nhận không chỉ bởi giá trị vật chất, mà còn bởi tính bảo mật tuyệt đối đối với người dùng.
Tiền điện tử không thể tồn tại nếu không có các “thợ mỏ”.Giống như bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào, tiền điện tử luôn có một nguồn cung giới hạn. Và cũng như trong thế giới thực, việc khai thác được tiền điện tử đòi hỏi phải đầu tư công sức và máy móc. Tiền điện tử sẽ được tạo ra khi các “thợ mỏ” sử dụng “siêu máy tính” và giải các thuật toán phức tạp để xác nhận giao dịch và ngăn chặn gian lận.
Điều đó đồng nghĩa với việc càng nhiều thợ mỏ thì các giao dịch càng được thực hiện nhanh chóng, và càng ít gian lận. Đó là lý do vì sao ngoài khoản tiền thu được khi đào, các “thợ mỏ” còn nhận được phần thưởng sau mỗi giao dịch.
Người dùng sử dụng tiền điện tử được ở mọi nơi trên thế giới, thậm chí đổi thành tiền mặt khi cần thiết. Dưới hình thức đồng Bitcoin, đồng Ethereum, đồng Steem…, đây còn là nguồn đầu tư tài chính hiệu quả. Ngày càng nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào tiền ảo Bitcoin kèm theo đó là những dự báo đầy hưng phấn của các chuyên gia trên thị trường và các cuộc thảo luận trong giới truyền thông đã tiếp sức cho quả bóng Bitcoin khiến giá trị của nó tăng gấp 4 lần, tiến sát ngưỡng 5.000 USD hiện nay.
Tại Việt Nam, tiền điện tử đã xuất hiện từ lâu dưới nhiều hình thức. Phổ biến nhất là loại tiền điện tử offline (thẻ trả trước, thẻ thông minh), tiền điện tử online (ví điện tử), đồng Bitcoin…
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản tiền điện tử. Với Đề án này, các hình thức tiền điện tử như Bitcoin sẽ được thừa nhận cũng như có hình thức quản lý phù hợp.
Tiền điện tử (Electronic Money) đang trên đà phát triển mạnh mẽ với giá trị thị trường hiện đạt 159 tỷ USD (tính đến thời điểm 8/.2017). Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý tiền điện tử.
Tiền điện tử (Electronic Money) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009, tiền điện tử đầu tiên được hình thành dưới cái tên ‘Bitcoin'. Giá trị của đồng tiền này đã tăng vọt: 100 đô la Mỹ Bitcoin năm 2010 tương đương với 2 triệu đô vào năm 2017.
Việc tiền điện tử ngày càng trở nên được biết đến rộng rãi và nhiều nước công nhận không chỉ bởi giá trị vật chất, mà còn bởi tính bảo mật tuyệt đối đối với người dùng.
Tiền điện tử không thể tồn tại nếu không có các “thợ mỏ”.Giống như bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào, tiền điện tử luôn có một nguồn cung giới hạn. Và cũng như trong thế giới thực, việc khai thác được tiền điện tử đòi hỏi phải đầu tư công sức và máy móc. Tiền điện tử sẽ được tạo ra khi các “thợ mỏ” sử dụng “siêu máy tính” và giải các thuật toán phức tạp để xác nhận giao dịch và ngăn chặn gian lận.
Điều đó đồng nghĩa với việc càng nhiều thợ mỏ thì các giao dịch càng được thực hiện nhanh chóng, và càng ít gian lận. Đó là lý do vì sao ngoài khoản tiền thu được khi đào, các “thợ mỏ” còn nhận được phần thưởng sau mỗi giao dịch.
Người dùng sử dụng tiền điện tử được ở mọi nơi trên thế giới, thậm chí đổi thành tiền mặt khi cần thiết. Dưới hình thức đồng Bitcoin, đồng Ethereum, đồng Steem…, đây còn là nguồn đầu tư tài chính hiệu quả. Ngày càng nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào tiền ảo Bitcoin kèm theo đó là những dự báo đầy hưng phấn của các chuyên gia trên thị trường và các cuộc thảo luận trong giới truyền thông đã tiếp sức cho quả bóng Bitcoin khiến giá trị của nó tăng gấp 4 lần, tiến sát ngưỡng 5.000 USD hiện nay.
Tại Việt Nam, tiền điện tử đã xuất hiện từ lâu dưới nhiều hình thức. Phổ biến nhất là loại tiền điện tử offline (thẻ trả trước, thẻ thông minh), tiền điện tử online (ví điện tử), đồng Bitcoin…
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản tiền điện tử. Với Đề án này, các hình thức tiền điện tử như Bitcoin sẽ được thừa nhận cũng như có hình thức quản lý phù hợp.