PDA

View Full Version : [Basic] Pointer



Cuni
10-09-2009, 09:54 AM
Phần này sẽ khái lược rất nhanh một vài điểm về các quy tắc sử dụng con trỏ. Để tham khảo toàn diện về con trỏ và bộ nhớ hãy xem tài liệu Pointers and Memory http://cslibrary.stanford.edu/102/.

- Pointer/Pointee: Một con trỏ “pointer” sẽ lưu một reference đến một biến khác được biết như là pointee của nó. Con trỏ có thể được thiết lập giá trị NULL có nghĩa là nó refer đến một pointee nào. (Trong C và C++, giá trị NULL có thể được sử dụng như là giá trị boolean false).

- Dereference: Toán tử dereference trên con trỏ cho phép truy nhập vào pointee của nó. Một pointer chỉ có thể bị dereference sau khi nó được thiết lập trỏ đến một pointee cụ thể. Một pointer mà không có pointee thì là bad pointer và không thể bị dereference.

- Bad pointer: Một pointer mà không được trỏ vào một pointee thì là “bad” và không thể dereference. Trong C và C++, việc dereference một bad pointer đôi khi gây xung đột ngay lập tức và làm hỏng bộ nhớ của chương trình đang chạy, gây nên “không biết đường nào mà lần”. Kiểu lỗi này rất khó để theo dõi. Trong C và C++, tất cả các pointer bắt đầu bằng bad values (những giá trị ngẫu nhiên), do đó rất dễ tình cờ sử dụng bad pointer. Những đoạn mã đúng sẽ thiết lập mỗi pointer có một good value trước khi sử dụng chúng. Chính vì vậy sử dụng bad pointer là một lỗi rất phổ biến trong C/C++. Với Java và các ngôn ngữ khác, các pointers được tự động bắt đầu với giá trị NULL, do đó quá trình dereference sẽ được dễ dàng detect nên các chương trình Java dễ gỡ lỗi này hơn nhiều.

- Pointer assignment: Một phép gán giữa hai con trỏ như p = q; sẽ làm cho hai pointer trỏ vào cùng một pointee. Nó sẽ không copy vùng nhớ của pointee. Sau phép gán thì cả hai pointer sẽ chỉ vào cùng một vùng nhớ của pointee.

- malloc(): malloc() là một hàm hệ thống mà cấp pháp một vùng nhớ trong “heap” và trả về con trỏ tới vùng nhớ mới đó. Prototype của malloc() và các hàm khác ở trong stdlib.h. Tham số của malloc() là một số nguyên là kích thước của vùng nhớ cần cấp phát tính theo bytes. Không giống như các biến cục bộ (“stack”), vùng nhớ heap không tự động giải phóng khi hàm tạo thoát ra. malloc() sẽ trả về NULL nếu nó không thế đáp ứng được yêu cầu cấp phát. Bạn nên kiểm tra trường hợp NULL với assert() nếu bạn mong nó an toàn. Hầu hết các hệ điều hành tiên tiến sẽ ném ra một exception hoặc làm việc bắt lỗi tự động trong việc cấp phát bộ nhớ của chúng, do đó không nhất thiết là trong đoạn mã của bạn phải kiểm tra việc cấp phát bộ nhớ thất bại.

- free(): free() thì ngược với malloc(). Gọi hàm free() trên vùng nhớ trên heap để chỉ ra rằng hệ thống đã thực hiện xong và giải phóng vùng nhớ đó. Tham số của free là một con trỏ tới vùng nhớ trên heap – con trỏ mà chúng ta đã có được thông qua lời gọi tới hàm malloc().

Pointer Video http://www.youtube.com/watch?v=f-pJlnpkLp0

Theo Vietnamese Developers’ Blog