Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Đăng nhập:

Chào mừng bạn đến với ITVNN FORUM - Diễn đàn công nghệ thông tin.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần Hỏi/Ðáp để biết cách dùng diễn đàn. Để có thể tham gia thảo luận bạn phải đăng ký làm thành viên, click vào đây để đăng ký.


  • Partner Area
    • ITVNN HOSTING - Thiết kế website, Cung cấp Domain, Hosting, VPS Việt Nam Anh Hùng - Thông tin truyền thông
kết quả từ 1 tới 1 trên 1
Tăng kích thước phông chữ Giảm kích thước phông chữ
  1. #1
    mylovevlong's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Họ tên
    lương thanh tuyến
    Tham gia ngày
    Sep 2009
    Thành viên thứ
    75
    Tuổi
    38
    Giới tính
    Bài gởi
    126
    Level: 34 [?]
    Experience: 673,467
    Next Level: 677,567
    Cảm ơn 2
    Cảm ơn 0 lần / 0 Bài viết

    Default Hậu duệ của Bao Công ở đâu?  

    các bạn dã xem bao công thế biết gì về ông bao này

    Hiện nay, hậu duệ của Bao Công có trên 100.000 người, tập trung nhiều nhất ở hai thôn Đại Bao và Tiểu Bao thuộc xã Giai Tập, huyện Phì Đông, tỉnh An Huy, Trung Quốc.
    Ông Bao Tôn Lượng, 67 tuổi là hậu duệ đời thứ 34, hội trưởng Hội Liên lạc hậu duệ Bao Công cho biết, tại thôn Tiểu Bao - nơi Bao Công ra đời, hiện vẫn còn ao sen lớn mà ngó sen không có tơ rất kỳ lạ.
    Tương truyền, khi Bao Công ra đời, người mẹ thấy hình tướng quái dị bèn đem thả xuống ao sen này. Không ngờ, lá sen đỡ hài nhi nổi lên mặt nước đến sáng hôm sau. Phía Bắc thôn có giếng Bao Công bằng đá, đã tồn tại gần ngàn năm và chưa từng khô cạn.



    Đền thờ Bao Công.


    Thôn Đại Bao cách thôn Tiểu Bao khoảng 2,5km, có đến hàng trăm hộ là con cháu Bao Công. Nơi đây có từ đường họ Bao được lập từ đời Tống. Mỗi dịp Tết, tiết Thanh minh, con cháu họ Bao đều tụ tập về đây hành lễ.
    Điều lạ là từ đường họ Bao không xây theo thế "tọa Bắc hướng Nam" như thông thường mà cổng chính hướng về Đông Bbắc - tương ứng với cổng hoàng cung nhà Tống. Phía Bắc và Đông của từ đường có hai cái ao nhưng một trong, một đục, ngụ ý Bao Công đen trắng rõ ràng, thiện ác phân minh, xét án như thần.
    Bóng dáng vị phán quan
    Hội trưởng Bao Tôn Lượng nói rằng, con cháu họ Bao đời đời ghi nhớ lời di huấn của ông tổ Bao Công: "Con cháu đời sau nếu kẻ nào làm quan mà tham nhũng thì sống không được về nhà ta, chết không được chôn gần ta. Không theo chí ta, không phải con cháu ta".



    Tượng Bao Công ở thôn Đại Bao

    Bao Công tên thật là Bao Chửng, tự là Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ. Ông đậu tiến sĩ năm 28 tuổi (1027), được bổ làm tri huyện Kiến Xương, nhưng vì cha mẹ già yếu nên Bao Công từ quan, ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, nổi tiếng là người con hiếu thảo.
    Sau khi cha mẹ qua đời, Bao Chửng mới ra làm tri huyện Thiên Trường, tri phủ Đoan Châu rồi được triệu về kinh làm Giám sát ngự sử, Lễ bộ Thị lang, Tam ti Hộ bộ...Dần dần ông được thăng làm Phủ doãn phủ Khai Phong, hàm Long Các đồ trực học sĩ, nắm giữ toàn bộ việc hình pháp, trị an trong kinh thành.



    Từ đường họ Bao

    Vùng Đoan Châu vốn nổi tiếng về loại nghiên mực làm bằng đá quý gọi là "Đoan nghiên", vua quan đều ưa chuộng. Nhưng Bao Công khi rời Đoan Châu không hề mang theo chiếc Đoan nghiên nào, để lại giai thoại ở vùng Triệu Khánh, Quảng Đông đến nay.
    Khi đã là "Khu mật Phó sứ", vị trí rất quan trọng trong cơ quan quyền lực tối cao của triều Tống, Bao Công vẫn giữ cách ăn mặc và đồ dùng như thời áo vải.
    Ông từng 7 lần dâng sớ thẳng thắn can ngăn vua Nhân Tông, đề nghị cải cách quan chế, chỉ trích tội lỗi của các hoàng thân quốc thích và quan lớn trong triều như Trương Nghiêu Tả, Vương Khuê...
    Thời kỳ làm việc ở phủ Khai Phong, Bao Công đã phá nhiều vụ kỳ án, nổi tiếng nhất là vụ "Lãnh Thanh mạo xưng thái tử" làm chấn động kinh đô. Các danh nho nổi tiếng như Chu Hy, Tư Mã Quang, Âu Dương Tu... đều có phẩm bình về Bao Chửng.
    Và cuộc sống đời thường
    Bao Công vốn rất nghiêm khắc, không lộ nét cười, vì thế, trong dân gian ví "nước Hoàng Hà trong" để chỉ nụ cười Bao Công.
    Ông có ba vợ, Trương thị không có con, Đổng thị có con trai là Bao Ý và hai gái. Bao Ý kết hôn sau 2 năm thì mất. Cháu đích tôn là Bao Văn Phụ mới 5 tuổi thì chết yểu. Sau, tì nữ là Tôn thị có mang, Bao Công mới đưa về nhà nhờ con dâu là Thôi thị chăm sóc. Năm 1058, Tôn thị sinh một trai tên là Bao Diên. Từ đây, gia tộc họ Bao mới ngày càng thịnh.



    Mộ Bao Công với án thờ ở phía trên





    Lối vào nơi chôn cất

    Sau khi Bao Công qua đời, Đổng thị tập hợp các tấu chương của chồng giao cho môn sinh Trương Điền kết thành tập "Hiếu Túc Bao Công tấu nghị" 15 quyển.
    Ngoài ra, Bao Công còn một bài thơ Thư Đoan Châu quận trai bích (Đề lên tường thư trai ở quận Đoan Châu) lưu truyền ở đời, tạm dịch như sau:
    "Trong sạch: gốc trị nước
    Ngay thẳng: đạo tu thân
    Cây tốt ắt làm cột
    Thép ròng khó uốn cong
    Kho đầy: chim chuột sướng
    Cỏ hết: thỏ chồn buồn
    Sử sách lưu di huấn
    Chớ để nhục cháu con!".




    thay đổi nội dung bởi: mylovevlong; 27-09-2009 lúc 09:42 PM


 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Bookmarks

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể chỉnh sửa bài viết
  •