Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Đăng nhập:

Chào mừng bạn đến với ITVNN FORUM - Diễn đàn công nghệ thông tin.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần Hỏi/Ðáp để biết cách dùng diễn đàn. Để có thể tham gia thảo luận bạn phải đăng ký làm thành viên, click vào đây để đăng ký.


  • Partner Area
    • ITVNN HOSTING - Thiết kế website, Cung cấp Domain, Hosting, VPS Việt Nam Anh Hùng - Thông tin truyền thông
kết quả từ 1 tới 1 trên 1
Tăng kích thước phông chữ Giảm kích thước phông chữ
  1. #1
    lachongtech's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Sep 2023
    Thành viên thứ
    129660
    Đến từ
    Hanoi,VN
    Tuổi
    41
    Giới tính
    Bài gởi
    15
    Level: 13 [?]
    Experience: 3,545
    Next Level: 4,033
    Cảm ơn 0
    Cảm ơn 0 lần / 0 Bài viết

    Default Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp và chủ chương số hóa của nhà nước năm 2030  

    Giải pháp chuyển đổi số là gì?

    Giải pháp chuyển đổi số là những cách thức áp dụng công nghệ số vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý, giáo dục, văn hóa, v.v. để nâng cao hiệu quả, sáng tạo và cạnh tranh. Chuyển đổi số có thể mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân, tổ chức và quốc gia, như tiết kiệm chi phí, thời gian, tài nguyên, tăng cường khả năng giao tiếp, hợp tác, học tập và giải trí.
    Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng đòi hỏi những thay đổi về nhận thức, tư duy, thể chế và công nghệ. Để thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và bền vững, cần có sự đồng thuận, hỗ trợ và tham gia của tất cả các bên liên quan, từ nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội cho đến người dân.
    Theo Quyết định 749/QĐ-TTg 2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam đã đề ra mục tiêu trở thành quốc gia số vào năm 2030 và một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, Chương trình đã chỉ ra sáu giải pháp chủ yếu:



    • Xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý cho chuyển đổi số.
    • Phát triển cơ sở hạ tầng số toàn diện và an toàn.
    • Nâng cao năng lực số của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
    • Thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng điểm.
    • Phát triển nguồn nhân lực số và nền văn hóa số.
    • Hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số.

    Doanh nghiệp được gì khi tham gia chuyển đổi số?

    Truy xuất dữ liệu nhanh chóng

    Tham gia quá trình chuyển đổi số, người điều hành sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, như: nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, tệp khách hàng tìm hiểu sản phẩm… sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn.
    Tích kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả

    Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi, những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không tốn chi phí, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo kịp thời.
    Gia tăng giá trị, tạo lợi thế cạnh tranh

    Nếu sở hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng. Bởi các giải pháp quản trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nhờ việc tối ưu hóa quản trị, chi phí, lợi nhuận, tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…

    Doanh nghiệp gặp khó khăn gì khi tham gia chuyển đổi số

    Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động chuyển đổi số đứng trước nhiều thách thức cần được giải quyết để quá trình này đạt được hiệu quả.
    Thứ nhất, trở ngại từ công nghệ.

    Chuyển đổi số chính là việc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong thời đại bùng nổ về công nghệ trên nền tảng của hệ thống internet, chính vì vậy, đòi hỏi trình độ cao cả về kỹ thuật cũng như nhân lực. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, chưa làm chủ được các công nghệ lõi của chuyển đổi số, các hệ thống nền tảng cơ bản. Chính vì vậy, chuyển đổi số tại Việt Nam hiện vẫn cơ bản sử dụng các công nghệ sẵn có trên thế giới.
    Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cần có kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp - cả phần cứng và phần mềm. Vì vậy, việc sở hữu kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn cũng như về mặt lâu dài. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta vẫn chiếm 98% số lượng doanh nghiệp, nhưng là nhóm gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số nhất. Mặc dù đã có những nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số, tuy nhiên do khả năng sản xuất còn hạn chế, mức độ tự động hóa còn chưa cao, gặp nhiều khó khăn trong áp dụng chuyển đổi số.
    Thứ hai, trở ngại về con người.

    Chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới, phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số và đó cũng là điều mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Trên bình diện quốc gia, mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số, trong khi các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
    Thứ ba, khó khăn từ vốn đầu tư và hạ tầng số

    Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi, từ nhận thức, chiến lược, nhân lực, kết cấu hạ tầng tới giải pháp công nghệ, vì vậy, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy vậy, việc phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa hoàn toàn chắc chắn về hiệu quả, cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, đã tạo rào cản lớn với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thiếu vốn, nên nhiều doanh nghiệp cho rằng, chuyển đổi số là “cuộc chơi” của các doanh nghiệp lớn. Vì thiếu vốn nên khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thường chọn “điện toán đám mây” là công nghệ để đầu tư nhiều nhất, bởi cho phép các doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng khi có nhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin.
    Các doanh nghiệp lớn tuy không chịu nhiều áp lực về tài chính cho hoạt động chuyển đổi số, tuy nhiên, cuộc đua chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp lớn theo kiểu mạnh ai nấy làm sẽ gây ra sự lãng phí lớn. Ví dụ, việc các ngân hàng Việt Nam hiện đang triển khai giải pháp eKYC một cách quyết liệt có thể dẫn tới tốn kém không ít chi phí cho tất cả các bên, thay vì dùng nguồn lực này để hỗ trợ khách hàng chỉ cần mở một tài khoản nhưng có thể sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng khác nhau…
    Thứ tư, thách thức từ nhận thức của doanh nghiệp.

    Chuyển đổi số sẽ tác động tới toàn bộ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, gây nên nhiều áp lực cho các nhà quản trị ngay từ vấn đề nhận thức tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển doanh nghiệp, nguồn tài chính đến tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của đông đảo người lao động tại doanh nghiệp, về tính hiệu quả của chuyển đổi số... Chuyển đổi số phải bắt đầu từ sự thay đổi tư duy người lãnh đạo, từ chiến lược, tư duy truyền thống sang chiến lược, tư duy kinh doanh công nghệ số hiệu quả


 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-11-2022, 10:38 PM
  2. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 15-06-2022, 04:03 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 22-08-2016, 04:13 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 27-09-2014, 09:48 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-01-2011, 06:42 PM

Bookmarks

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể chỉnh sửa bài viết
  •