Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Đăng nhập:

Chào mừng bạn đến với ITVNN FORUM - Diễn đàn công nghệ thông tin.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần Hỏi/Ðáp để biết cách dùng diễn đàn. Để có thể tham gia thảo luận bạn phải đăng ký làm thành viên, click vào đây để đăng ký.


  • Partner Area
    • Chương trình khuyến mãi khi chuyển dịch vụ về 123HOST Việt Nam Anh Hùng - Thông tin truyền thông
kết quả từ 1 tới 5 trên 5
Tăng kích thước phông chữ Giảm kích thước phông chữ
  1. #1
    hanhkhat's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Sep 2009
    Thành viên thứ
    20
    Tuổi
    36
    Giới tính
    Bài gởi
    1,785
    Level: 49 [?]
    Experience: 9,879,132
    Next Level: 10,000,000
    Cảm ơn 448
    Cảm ơn 481 lần / 345 Bài viết

    Default Khi vua Việt Nam 'say'... phụ nữ 'Tây'  

    Bên cạnh dàn mỹ nhân "cây nhà lá vườn", một số ông vua Việt Nam còn "nạp" vào bộ sưu tập phi tần... những bông hồng Tây.

    Lê Thần Tông lấy 'bà đầm' Hà Lan

    Lê Thần Tông (1607 – 1662) là vị vua hiếm có trong lịch sử 108 vua chúa Việt Nam, có 6 vợ thì 4 bà là người ngoại quốc. Sử sách chép, ngoài bà vợ đầu tiên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, Hoàng đế Thần Tông có 5 phi tần nữa và điều kỳ lạ rằng, mỗi bà thuộc một dân tộc: vợ thứ 2 là người Thái, vợ thứ 3 là người Mường, vợ thứ 4 là người Hán, vợ thứ 5 người Lào và vợ thứ 6 người Hà Lan lai Triều Tiên, tên là Orona.


    Tượng Vua Lê Thần Tông và các bà phi. Ảnh: internet
    Tài liệu ghi rằng, bà hoàng đó là con gái của Phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan. Trong chuyến cùng thương đoàn Hà Lan sang Việt Nam vào năm 1630, bà Orona được gặp vua Lê Thần Tông ở kinh thành Thăng Long. Khi đó, nghe theo lời của bố, bà ở lại Việt Nam làm vương phi của Vua Thần Tông. Những ngày ở Thăng Long, bà buồn rầu vì lần đầu tiên sống ở kinh thành với hầu hết những người không biết tiếng...

    Trong cuốn sách Tường trình về Đàng ngoài, linh mục Alexandre de Rodes viết: Chúa Đàng ngoài đã cầu cứu các thương gia người Hà Lan khi ấy đã chiếm đóng Java (Indonesia), xin cung cấp cho một số tàu tròn... và người Hà Lan đã đồng ý vì biết vua chúa Đàng ngoài cần những tàu đó để tiến đánh chúa Đàng trong (chúa Đàng trong những năm đó đã công khai tỏ ra thù địch với người Hà Lan... ). Từ việc liên minh có tính quân sự của Đàng ngoài với người Hà Lan, người Hà Lan đến miền Bắc Việt Nam làm ăn nhiều hơn. Đơn cử, công ty Đông Ấn của Hà Lan đã liên tục lập những thương điếm ở Phố Hiến, ở Kẻ Chợ... mở mang thêm nhiều cuộc làm ăn buôn bán với Đàng ngoài. Trong bối cảnh cuộc sống xã hội như vậy, Vua Lê Thần Tông, một người rất đẹp trai, sống mũi cao, da trắng, thông minh, học rộng, giỏi văn chương, đã lấy các bà vợ người Mường, Thái, người Lào và người Hán, thì có thêm vợ người Hà Lan cũng là việc dễ hiểu”.

    Hiện, tượng bà vợ "đầm" này của Vua Lê Thần Tông được thờ chung với 4 bà nữa (trừ tượng bà Trịnh Thị Ngọc Trúc được đưa về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) ở đền Nhà Lê.

    Bảo Đại "dính" vợ Tây... "hết" trăng hoa?

    Là con của Vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu và là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, Hoàng đế Bảo Đại (1913 - 1997) nổi tiếng một người đàn ông đẹp trai, thông minh nhưng ngông cuồng, mê gái, ham chơi và chỉ một mực chạy theo khoái lạc trên đời.

    Năm 1933, Bảo Đại lấy Nam phương Hoàng hậu và tuyên bố thực hiện giáo lý của đạo Thiên là chế độ một vợ một chồng. Những chỉ 12 năm sau, ông rơi vào lưới tình của Thứ phi Mộng Điệp, rồi bà Lê Thị Phi Ánh; đồng thời "cặp kè với hàng tá tình nhân


    Cựu hoàng Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.
    Ảnh: internet

    Theo sử liệu, trong thời gian sống tại Pháp, cựu hoàng Bảo Đại yêu thêm bà đầm Vicky, bà thứ phi Tây đầu tiên của ông. Vicky sinh cho Bảo Đại một Hoàng nữ Phương Từ. Chia tay Vicky, cựu hoàng lao vào cuộc tình buồn với cô đầm Clément. Sau vụ tai tiếng đó, ông kết hôn với bà Monique Baudot. Và đây được xem là cuộc tình cuối cùng của ông hoàng.

    Bà đầm Monique Baudot, tên đầy đủ là Monique Marie Eugene Baudot, sinh năm 1946, nhỏ hơn cựu hoàng 33 tuổi. Lễ thành hôn được tổ chức vào ngày 18/1/1983 tại quận 16, Paris. Trước kia, hồi năm 1969, bà Monique Baudot làm việc tại phòng Báo chí của toà Đại sứ nước Zair tại Paris. Bà như là một người bạn, một quản gia hay một người hầu phòng của cựu hoàng Bảo Đại.

    Bà Monique từng kể: "Khi tôi đang làm Lãnh sự danh dự của nước Cộng Hoà Zair, Trung Phi, thì tôi nghe nói cựu hoàng An Nam đang sống độc thân trong cơn túng bấn, gần như bị bỏ rơi". Thế rồi bà đến với ông. Sau khi cưới, với tư cách là vợ chính thức của Bảo Đại, bà tự nhận là Quận chúa Monica và tự xưng tước vị là Thái Phương Hoàng hậu. Bà đầm và ông hoàng có hôn thú nhưng không có con.



    Theo sử sách, trong số các vị vua Việt Nam, Hoàng đế Quang Trung cũng từng có ý lấy vợ ngoài nước, đó là công chúa nhà Thanh. Sách Hoàng Lê nhất thông chí chép rằng: “Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, bèn sai bầy tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn và đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây".

    Sách Đại Nam chính biên liệt truyện cũng ghi: “Năm Nhâm Tý (1792), Vua Quang Trung sai làm biểu văn sang nhà Thanh cầu hôn để dò ý Vua Thanh và cũng để mượn cớ gây mối binh đao, nhưng Vua bị bệnh không đi được”.

    Theo hai tài liệu trên, việc Quang Trung xin cưới một công chúa của Càn Long mới chỉ trong dự định của một ý đồ liên quan đến vận nước của hai bên. Vua mong muốn bành trướng lãnh thổ Ðại Nam về phương Bắc và bằng mọi cách đòi lại cho được 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây - vốn thuộc nước Nam Việt thời Triệu Ðà (năm 207 trước Tây lịch), mà nhà Hán đã thôn tính.

    Sau khi sứ thần Vũ Văn Dũng nhận chỉ của Vua Quang Trung, sang dâng tấu xin Càn Long ban cho hai yêu cầu nói trên, Vua nhà Thanh đã chuẩn y lời cầu hôn của Hoàng đế Quang Trung, sai bộ Lễ sửa soạn nghi thức cho việc cưới gả, định ngày cho công chúa sang nước Nam. Còn việc xin lại hai tỉnh, Càn Long ngoài mặt đồng ý, nhưng thực tế chỉ muốn trao cho Quảng Tây làm đất đóng đô, coi như của hồi môn cho con gái.

    Tuy nhiên, ở đời mấy ai học được chữ ngờ! Chỉ sau đó mấy hôm, Vũ Văn Dũng nhận được tin chẳng lành là Vua Quang Trung đột ngột băng hà. Mọi việc trở nên dang dở...
    thay đổi nội dung bởi: hanhkhat; 15-03-2012 lúc 12:47 AM
    Cái gì cũng biết có 1 chút.
    I'm phúc cùi bắp

  2. #2
    hanhkhat's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Sep 2009
    Thành viên thứ
    20
    Tuổi
    36
    Giới tính
    Bài gởi
    1,785
    Level: 49 [?]
    Experience: 9,879,132
    Next Level: 10,000,000
    Cảm ơn 448
    Cảm ơn 481 lần / 345 Bài viết

    Default Thực hư chuyện vua Quang Trung 'cầu hôn' công chúa nhà Thanh




    Một số tài liệu lịch sử xác nhận rằng, vua Quang Trung đã sai sứ thần tới Đại Thanh cầu hôn công chúa - con gái được cưng chiều nhất của hoàng đế Càn Long. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu hiện nay lại phủ nhận điều này.

    Thực hư cuộc cầu hôn giữa nhà Tây Sơn với nhà Thanh là như thế nào? SáchHoàng Lê nhất thông chí chép rằng: “Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, bèn sai bầy tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn và đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây".

    Sách Đại Nam chính biên liệt truyện cũng ghi: “Năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung sai làm biểu văn sang nhà Thanh cầu hôn để dò ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây mối binh đao, nhưng vua bị bệnh không đi được”.

    Vua Quang Trung.
    Ảnh minh họa

    Theo hai tài liệu trên, việc Quang Trung xin cưới một công chúa của Càn Long mới chỉ trong dự định của một ý đồ liên quan đến vận nước của hai bên. Vua mong muốn bành trướng lãnh thổ Ðại Nam về phương Bắc và bằng mọi cách đòi lại cho được 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây - vốn thuộc nước Nam Việt thời Triệu Ðà (năm 207 trước Tây lịch), mà nhà Hán đã thôn tính.

    Sắc mệnh sai sứ thần sang nhà Thanh cầu hôn

    Vào tháng 4 âm lịch năm 1791, vua Quang Trung gửi một sắc mệnh cho Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng, có nội dung như sau:

    “Sắc Hải Dương Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công tiên gia lĩnh Bắc sứ kiêm toàn ứng tấu thỉnh Đông, Tây lưỡng Quảng dĩ khuy kỳ tâm, công chúa nhất vị dĩ kích kỳ nộ.

    Thận chi! Thận chi!

    Kỳ dụng binh hình thế tận tại thử hành.

    Tha nhất tiền phong, Khanh kỳ nhân dã, khâm tai sắc mệnh.

    Quang Trung tứ niên, tứ nguyệt, thập ngũ nhật”.

    Tạm dịch:
    "Sắc sai Hải Dương, Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công được tiên phong làm Chánh sứ đi sứ nhà Thanh, kiêm lãnh toàn quyền trong việc tâu thưa để xin lại đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây để dò ý và cầu hôn công chúa để khiêu khích tự ái vua Thanh.

    Cẩn thận! Cẩn thận!

    Hình thế dụng binh là ở chuyến này cả. Ngày kia làm tiên phong chính là khanh.

    Sắc mệnh nhà vua.

    Ngày rằm tháng 4 năm Quang Trung thứ 4 (1791).

    Như vậy, đoàn sứ của Vũ Văn Dũng lên đường sang Đại Thanh để bệ kiến vua Càn Long hai việc: xin cầu hôn và xin đất đóng đô. Thực chất, theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, đó chỉ là cái cớ vì thực tâm, vua Quang Trung muốn dụng binh đánh Trung Quốc và Vũ Văn Dũng chính là vị tướng tiền phong trong tương lai.

    Càn Long chuẩn thỉnh cầu... Quang Trung băng hà

    Sau khi sứ thần Vũ Văn Dũng dâng tấu xin Càn Long ban cho hai yêu cầu nói trên, vua nhà Thanh đã chuẩn y lời cầu hôn của hoàng đế Quang Trung, sai bộ Lễ sửa soạn nghi thức cho việc cưới gả, định ngày cho công chúa sang nước Nam. Còn việc xin lại hai tỉnh, Càn Long ngoài mặt đồng ý, nhưng thực tế chỉ muốn trao cho Quảng Tây làm đất đóng đô, coi như "của hồi môn" cho con gái "rượu".

    Tuy nhiên, ở đời mấy ai học được chữ ngờ! Chỉ sau đó mấy hôm, Vũ Văn Dũng nhận được tin chẳng lành là vua Quang Trung đột ngột băng hà. Mọi việc trở nên dang dở... Lúc đó, Vũ Văn Dũng đã làm bài thơ viếng:

    Năm năm dấy nghiệp tự thân nông
    Thời trước thời sau khó sánh cùng
    Trời để vua ta thêm chục tuổi
    Anh hùng Đường, Tống hết khoe hùng.

    Vua Càn Long cũng thảo một bài thơ viếng hoàng đế Quang Trung. Sứ nhà Thanh đã đến tận mộ ông ở Linh Đường (mộ giả) thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) để viếng.

    Cho đến nay, thời điểm mất của vua Quang Trung vẫn được các tài liệu cổ ghi khác nhau. Sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn ghi ông mất tháng 7 âm lịch năm 1792. Hoàng Lê nhất thống chí chép ông mất tháng 8 âm lịch năm 1792. Theo lý giải của Hoàng Xuân Hãn trong La Sơn phu tử, cả hai sách ghi đều không sai. Quang Trung mất vào khoảng 11 h đêm ngày 29 tháng 7 âm lịch, khoảng đó là giờ tý, nghĩa là bắt đầu được tính sang hôm sau; mà tháng 7 năm đó là tháng thiếu, ngày 29 là ngày cuối tháng, nên sau 11h đêm đã chuyển sang tháng 8. Theo Hoàng Xuân Hãn: "Ghi tháng 7 hay tháng 8 thực ra chỉ chênh nhau khoảng nửa giờ".


    Ngay sau khi đại phá quân Thanh ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, vua Quang Trung tìm cách xóa bỏ thù hằn bằng việc chiêu hàng, nuôi dưỡng hàng vạn tù binh nhà Thanh và thu dọn, cúng tế chiêu hồn quân Thanh; thực thi chính sách hòa giải với cường quốc phương Bắc và triều cống, xin phong vương. Bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo, mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An, Hoà Thân...), Nguyễn Huệ đã được vua Thanh chấp nhận cầu phong để nhà Tây Sơn chính thức thay thế nhà Lê làm chủ Đại Việt.


  3. #3
    HTT.itvn's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Họ tên
    Hoàng Thiên Thanh
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Thành viên thứ
    2889
    Đến từ
    Hà Tĩnh
    Giới tính
    Bài gởi
    2,814
    Level: 52 [?]
    Experience: 15,419,186
    Next Level: 16,259,327
    Cảm ơn 123
    Cảm ơn 1,701 lần / 895 Bài viết

    Default

    Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, bèn sai bầy tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn và đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây

    Quảng Đông & Quảng Tây trước kia vẫn là phần đất của nhóm dân Lạc Việt và một phần của Âu Viêt . Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa thì người Hoa mới di cư ở Quảng Đông và Quảng Tây. Triệu Đà tiếp quyền của
    Đồ Thư và thành lập nước Nam Việt , xưng Vương.
    Chuyên thiết kế website / forum / Modules ... Hỗ trợ trực tuyến : d.web_vn@yahoo.com

    -------------------------------------------------------------------------------------------------
    Bởi vì : " Anh chỉ mất đi một người không yêu anh,
    Nhưng em mất đi một người yêu em thật lòng ... "

    -------------------------------------------------------------------------------------------------




  4. Thành viên sau đây nói lời Cảm ơn tới HTT.itvn cho bài viết hữu ích này:

    quocthang. (14-08-2012)

  5. #4
    cookee's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Apr 2015
    Thành viên thứ
    98551
    Tuổi
    34
    Giới tính
    Bài gởi
    5
    Level: 18 [?]
    Experience: 17,473
    Next Level: 17,484
    Cảm ơn 0
    Cảm ơn 0 lần / 0 Bài viết

    Default

    Ngay sau khi đại phá quân Thanh ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, vua Quang Trung tìm cách xóa bỏ thù hằn bằng việc chiêu hàng, nuôi dưỡng hàng vạn tù binh nhà Thanh và thu dọn, cúng tế chiêu hồn quân Thanh; thực thi chính sách hòa giải với cường quốc phương Bắc và triều cống, xin phong vương. Bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo, mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An, Hoà Thân...), Nguyễn Huệ đã được vua Thanh chấp nhận cầu phong để nhà Tây Sơn chính thức thay thế nhà Lê làm chủ Đạ

  6. #5
    nanona's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Feb 2019
    Thành viên thứ
    122315
    Tuổi
    34
    Giới tính
    Bài gởi
    4
    Level: 16 [?]
    Experience: 8,320
    Next Level: 10,000
    Cảm ơn 0
    Cảm ơn 0 lần / 0 Bài viết

    Default

    Những cốt truyện lần đầu biết đến.


 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Bookmarks

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể chỉnh sửa bài viết
  •