Tình trạng tấn công mạng xảy ra ngày càng phổ biến cùng với nhiều thủ đoạn tinh vi từ các hacker khiến doanh nghiệp lo sợ và tìm nhiều giải pháp khác nhau để bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
Tìm hiểu IT security là gì?
IT Security hay còn gọi là bảo mật CNTT là toàn bộ các chiến lược an ninh mạng để ngăn chặn những truy cập bất thường và trái phép vào tài sản thông tin của tổ chức, doanh nghiệp như: Máy tính, mạng, dữ liệu thông tin.
Hệ thống IT Security đảm bảo được tính nguyên vẹn và bảo mật của các thông tin nhạy cảm, bên cạnh đó ngăn chặn những sự tấn công của hacker.
Các hệ thống IT security bảo mật hiện nay
Network Security - an ninh mạng
Network Security hay còn gọi là an ninh mạng. Đây là hệ thống ngăn chặn những truy cập bất thường cũng như xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng của tổ chức và doanh nghiệp.
Hệ thống an ninh mạng đảm bảo được tính toàn vẹn, an toàn sử dụng của hệ thống mạng của tổ chức để ngăn chặn sự xâm nhập của hacker truy cập vào hệ thống mạng.
Internet Security – bảo mật mạng
Internet Security hay bảo mật internet liên quan đến các khía cạnh về bảo vệ thông tin hay các ứng dụng trong quá trình sử dụng các trình duyệt web. Hệ thống này có chức năng giám sát, kiểm tra các lưu lượng truy cập internet, từ đó tìm các các mối đe dọa hay các phần mềm độc hại. Bảo mật internet có thể tồn tại ở dạng tường lửa, phần mềm chống các phần mềm độc hại, phần mềm anti spyware.
Cloud Security – Bảo mật đám mây
các tổ chức doanh nghiệp ngày nay dần chuyển sang các dịch vụ đám mây. Điều này có nghĩa là các dữ liệu, ứng dụng được chuyển sang hoàn toàn và được lưu trữ trên hệ thống đám mây.
Khi sử dụng hệ thống đám mây, người dùng đang trực tiếp kết nối với internet mà không có sự bảo vệ bởi Network Security truyền thống. Vì vậy, Cloud Security ra đời với chức năng giống hệt như hệ thống Network Security.
Có thể kể đến các chức năng chính như bảo mật việc sử dụng các ứng dụng phần mềm, đảm bảo tính an toàn cho việc truy cập (CASB), cổng internet an toàn (SIG) khi sử dụng và phát hiện và xử lý các mối đe dọa trên nền tảng đám mây.
Endpoint Security – bảo mật điểm cuối
Endpoint security hay còn gọi là bảo mật điểm cuối. Hệ thống này có chức năng bảo vệ cho các thiết bị. Một số các thiết bị được bảo mật điểm cuối như: điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy tính bàn.
Hệ thống Endpoint sẽ ngăn chặn các thiết bị của tổ chức, doanh nghiệp truy cập vào các mạng độc hại gây ảnh hưởng đến sự an toàn thông tin của tổ chức.
Một số dạng của bảo mật điểm cuối như: phần mềm quản lý thiết bị, bảo vệ hệ thống phần mềm, …
Application Security – bảo mật ứng dụng
Hay còn gọi là bảo mật ứng dụng. Chức năng của hệ thống này như chính tinh gọi của chứng là bảo vệ các ứng dụng bằng cách mã hóa chúng ngay thời điểm tạo để đảm bảo sự an toàn và tránh khỏi các tấn công từ bên ngoài.
Một số các chức năng chủ yếu như: đánh giá mã ứng dụng, xác định lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại trong phần mềm.
Nguồn bài viết: Vietnetco.vn
Bookmarks