Bạn ghé thăm diễn đàn lần đầu? hãy đăng ký ngay bây giờ để tham gia.
  • Đăng nhập:

Chào mừng bạn đến với ITVNN FORUM - Diễn đàn công nghệ thông tin.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần Hỏi/Ðáp để biết cách dùng diễn đàn. Để có thể tham gia thảo luận bạn phải đăng ký làm thành viên, click vào đây để đăng ký.


  • Partner Area
    • Chương trình khuyến mãi khi chuyển dịch vụ về 123HOST Việt Nam Anh Hùng - Thông tin truyền thông
kết quả từ 1 tới 3 trên 3
Tăng kích thước phông chữ Giảm kích thước phông chữ
  1. #1
    quantunho's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Mar 2023
    Thành viên thứ
    128176
    Tuổi
    35
    Giới tính
    Bài gởi
    7
    Level: 14 [?]
    Experience: 4,266
    Next Level: 5,517
    Cảm ơn 0
    Cảm ơn 0 lần / 0 Bài viết

    Default Đồng Xu đầu tiên của nước Đại Việt  

    Đó là đồng xu THÁI BÌNH HƯNG BẢO
    Thái Bình Hưng Bảo là một loại tiền được cho đúc và lưu hành xuyên suốt dưới triều đại nhà Đinh từ đời vua Đinh Tiên Hoàng cho đến hết đời vua Đinh Phế Đế(Đinh Toàn).
    Vua Đinh Tiên Hoàng(chữ Hán: 丁先皇; 22 tháng 3 năm 924 – tháng 10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh (丁部領)), là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế,đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi.Về mặt kinh tế, từ năm Canh Ngọ 970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Khi đó Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
    Tiền đồng Thái Bình Hưng Bảo-太平興寶 được đúc dưới thời Đinh có dạng hình tròn lỗ vuông thể hiện quan niệm “trời tròn đất vuông” của con người khi xưa.Trên mặt đồng tiền ghi bốn chữ Hán “Thái Bình Hưng Bảo”-“太平興寶” đọc chéo,tuần tự từ trên xuống dưới,từ phải sang trái.Trong đó,hai chữ “Thái Bình”-“太平” là chỉ niên hiệu vua,với hàm ý thể hiện ước muốn thiên hạ được thái bình,yên ổn.Nhưng chữ “Thái”-“太” trên tiền lại không có nét chấm hay phẩy dưới chữ “Đại”- “大” nên việc đọc tên tiền là Thái Bình hay Đại Bình cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi.Trong giới sưu tập hiện nay chia ra làm hai cách đọc khác nhau:Thái Bình là đọc dựa trên niên hiệu của vua Đinh,còn đọc Đại Bình là đọc dưa theo chữ ghi trên đồng tiền.Có một số ý kiến cho rằng trong tiếng Hán chữ “Đại” có hai cách đọc,có thể đọc là “Thái” và cũng có thể đọc là “Đại” đều đúng.Nhưng để đọc chuẩn theo niên hiệu của nhà vua thì phần lớn người sưu tập thống nhất đọc là “Thái”.Còn hai chữ “Hưng Bảo”-“興寶” với chữ Hưng trên đồng tiền đi đôi với chữ Bảo đã nói lên mong muốn cho đất nước,xã hội,kinh tế được hưng thịnh,phát triển.Qua đó,ta thấy được từ tên niên hiệu của nhà vua triều Đinh đến tên loại tiền thời kỳ này-khi dân tộc vừa được độc lập đều có ý nghĩa với nhưng khát vọng tốt đẹp dành cho đất nước,cho nhân dân của nhà vua.Đặc biệt với chữ “Hưng” trên mặt trước đồng tiền,khi ấy chỉ riêng tiền của vua Đinh mới có khác với các loại tiền khác của Trung Hoa đúc thường có chữ “Thông Bảo” hay “Nguyên Bảo”.Mặt lưng của đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo được phát hiện ngày nay đã ghi nhận gồm có ba loại chính:Có chữ “Đinh”-“丁” ở phía trên lỗ vuông;có chữ “Đinh” nằm dưới lỗ vuông và loại mặt lưng không có chữ Đinh.Theo các nhà nghiên cứu và sưu tập,chữ Đinh ở mặt lưng của đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo là họ của nhà vua,có ý nghĩa muốn khẳng định độc lập chủ quyền đất nước,thể hiện cho tất cả biết rằng nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ đã trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập,tự chủ,đã có đồng tiền riêng của dân tộc-người dân không phải sử dụng lại đồng các loại tiền của Trung Quốc đúc như thời kỳ còn bị đô hộ,loạn lạc nữa.Còn loại mặt lưng có chữ Đinh phía dưới lỗ vuông được đúc với bộ nhất của chữ Đinh liền với viền lỗ vuông,chỉ còn nét móc ở phía dưới.Đây là một điểm hết sức sáng tạo của người chế tác khuôn đúc.Chữ Đinh phía dưới lỗ vuông có thể hiểu rằng đây là loại tiền được đúc dưới đời vua Đinh Phế Đế(Đinh Toàn) với ý khiêm nhường trước vua cha đã không để chữ Đinh phía trên lỗ vuông như dưới đời vua Đinh Tiên Hoàng.Tiếp đó là loại không có chữ Đinh ở mặt lưng đồng tiền hay còn gọi là lưng trơn.Có nhiều luồng ý kiến lý giải khác nhau về loại tiền này,có người cho rằng đây là loại tiền được đúc đầu tiên sau đó mới có loại chữ Đinh,có người khác lại cho rằng đây là loại tiền được đúc khi thái hậu Dương Vân Nga truyền ngôi cho Lê Hoàn vì Đinh Tiên Hoàng chết sớm mà con là Đinh Toàn còn quá nhỏ để ở ngôi,ý chỉ khi này không phải nhà họ Đinh đúc tiền nữa nhưng Lê Hoàn chưa phải là vua.
    Xét về tổng quan đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo.Tiền được đúc bằng đồng,chữ nghĩa trên đồng tiền tuy không được sắc sảo,uyển chuyển,nhiều khi thô cứng và có phần không cân đối nhưng lại mang một nét rắn rỏi,mạnh mẽ ẩn chứa niềm vui sướng khôn tả của con người khi đất nước được hoàn toàn thống nhất,độc lập,người dân được cầm đồng tiền đầu tiên của đất nước.Thư pháp trên đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo vô cùng đa dạng và phong phú,có thể phân ra hàng chục tự dạng khác nhau của cùng một loại tiền.Đồng tiền được đúc chưa quy chuẩn vì nhiều đồng có độ dày mỏng,chữ nghĩa khi cân đối khi lệch lạc khác nhau.Biên viền của đồng tiền không được tròn,nông sâu không đồng nhất.Điều đó đã cho ta hiểu khi đó đất nước vừa được thông nhất sau thời kỳ loạn lạc,hơn nữa người Việt chưa có kinh nghiệm đúc tiền trước bao giờ vì Thái Bình Hưng Bảo là loại tiền đầu tiên nên trình độ chưa còn thấp.
    Trong lĩnh vực sưu tập,đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo tuy không phải là loại tiền quý hiếm bởi ngày nay vẫn còn phát hiện được với số lượng nhiều hơn các loại tiền hiếm gặp khác.Nhưng là một hiện vật hàm chứa nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó vừa là đồng tiền đầu tiên của dân tộc sau khi đất nước được thống nhất,vừa là đánh dấu sự khởi đầu của các triều đại phong kiến của lịch sử Việt Nam.Những ý nghĩa to lớn ấy đã khiến cho Thái Bình Hưng Bảo trở thành những mảnh ghép quan trọng không thể thiếu trong các bộ sưu tập.

  2. #2
    quantunho's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Mar 2023
    Thành viên thứ
    128176
    Tuổi
    35
    Giới tính
    Bài gởi
    7
    Level: 14 [?]
    Experience: 4,266
    Next Level: 5,517
    Cảm ơn 0
    Cảm ơn 0 lần / 0 Bài viết

    Default

    Đồng xu thứ 2 của nước Đại Việt
    Đó là đồng xu THIÊN PHÚC TRẤN BẢO


    Tiền cổ Thiên Phúc Trấn Bảo là loại tiền được cho đúc và lưu hành dưới đời vua Lê Đại Hành triều đại nhà Tiền Lê.Đây được coi là loại tiền thứ hai của người Việt sau loại tiền Thái Bình Hưng Bảo do nhà Đinh cho đúc trước đó.
    Sơ lược về vua Lê Đại Hành.Vua Lê Đại Hành có tên húy là Lê Hoàn (941 – 18 tháng 4 năm 1005) là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm.Khi lên ngôi vua,Lê Đại Hành đã sử dụng ba niên hiệu khác nhau trong suốt thời gian trị vì của mình đó là: Thiên Phúc (天福 980 – 988), Hưng Thống (興統 989 – 993), Ứng Thiên (應天 994 – 1005).Trong thời gian sử dụng niên hiệu Thiên Phúc nhà vua đã cho đúc tiền Thiên Phúc Trấn Bảo phát hiện được ngày nay.
    Tiền Thiên Phúc Trấn Bảo-天福鎮寶 được đúc và lưu hành dưới triều đại Tiền Lê có dạng hình tròn lỗ vuông thể hiện quan niệm “trời tròn đất vuông” của con người khi xưa.Mặt trước của đồng tiền có ghi bốn chữ “Thiên Phúc Trấn Bảo”-“天福鎮寶” được đọc chéo,tuần tự từ trên xuống dưới,từ phải qua trái.Trong đó hai chữ “Thiên Phúc”-“天福” là chỉ niên hiệu của nhà vua với ý nghĩa là “Trời ban phúc”.Hai chữ còn lại “Trấn Bảo”-“鎮寶” dùng để chỉ loại tiền.Đặc biệt chữ “Trấn” trong hai chữ “Trấn Bảo” là một sự sáng tạo mới mẻ của nhà Tiền Lê khác biệt với tiền của triều đại trước “Thái Bình Hưng Bảo” và khác với các loại tiền của Bắc Tống(Trung Hoa) cùng thời chỉ thường thấy là “Thông Bảo”-“通寶” hay “Nguyên Bảo”-“元寶”.Không chỉ vậy,nếu kết hợp hai chữ “Thiên Phúc” và “Trấn Bảo” với nhau thì lúc này tên đồng tiền còn có thể hiểu là “trời đã ban phúc để vua Lê cai trị đất nước cho muôn dân được ấm no,quốc gia được thịnh vượng”.Qua đó ta mới thấy ý tứ của mỗi con chữ mà tiền nhân để lại trên đồng tiền mới thật sâu sắc.Đồng tiền Thiên Phúc Trấn Bảo được chia ra làm bốn loại chính,gồm:Loại ở mặt lưng để trơn,loại ở mặt lưng có chữ “Lê”-“黎” nhỏ trên lỗ vuông,loại có chữ “Lê”- “黎” vừa trên lỗ vuông,loại có chữ “Lê”-“黎” to trên lỗ vuông.Trong các loại trên có loại tiền Thiên Phúc Trấn Bảo mặt lưng để trơn ngày nay được phát hiện với số lượng ít thấy nhất.
    Tiền Thiên Phúc Trấn Bảo được đúc bằng chất liệu đồng,tiền tuy chưa dày dặn nhưng bố cục đồng tiền cân đối.Biên của đồng tiền vừa vặn,không quá to không quá nhỏ.Nhưng viền lỗ vuông mặt trước của đồng tiền lại rất mảnh.Chữ nghĩa trên tiền được viết mềm mại,uyển chuyển.Nhiều đồng được đúc với nét chữ nổi cao,hom tiền sâu rất sắc sảo.Tiền Thiên Phúc Trấn Bảo có rất nhiều dạng thư pháp khác nhau,theo thống kê các mẫu khác nhau có thể lên đến hàng chục dạng với chữ to nhỏ,mảnh,dày phong phú.Những điều đó đã cho chúng ta thấy được đến thời Tiền Lê trình độ đúc tiền của con người đã đạt tới mức cao.Kinh tế,văn hóa,xã hội đến việc giao thương buôn bán của thời kỳ này phát triển rất mạnh mẽ,đời sống nhân dân được no đủ,sung túc,đất nước giàu có,thịnh vượng.

  3. #3
    quantunho's Avatar

    Trạng thái
    Offline
    Tham gia ngày
    Mar 2023
    Thành viên thứ
    128176
    Tuổi
    35
    Giới tính
    Bài gởi
    7
    Level: 14 [?]
    Experience: 4,266
    Next Level: 5,517
    Cảm ơn 0
    Cảm ơn 0 lần / 0 Bài viết

    Default

    ĐỒNG XU NHÀ LÝ
    NHÀ LÝ (1010-1225)
    Lý Thái Tổ
    (1010-1028)
    Thuận Thiên đại bảo
    順 天 大 寳
    Lý Thái Tông
    (1042-1043)
    Minh Đạo nguyên bảo
    明 道 元 寳
    Thiên Cảm nguyên bảo
    天 感 元 寳
    Lý Cao Tông
    (1186-1202)
    Thiên Tư nguyên bảo
    天 資元 寳


 

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quuyền Hạn Của Bạn

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể chỉnh sửa bài viết
  •