LONG HOA ĐẠI THỪA TRIẾT HỌC, BỘ KINH MANG TRIẾT LÝ TỐI CAO CỦA QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG. Đó là lời dạy của Quốc Tổ cho các hàng vương, quan, thống tướng, các hàng giao chủ, cơ giáo, hoà giáo nhân sự cấp cao của thượng viện Quốc Đạo và hạ viện Quốc Hội về đạo Trị Quốc An Dân, làm chủ chân tâm chân tánh của bản thân từ đó làm chủ gia đình, xã hội, non sông tổ quốc.
Kênh Đây xin trích một đoạn trong Long Hoa Đại Cương - Đại Thừa Triết Học để mọi người suy nghiệm từ câu từng chữ trong lời dạy của Quốc Tổ
................
1 Kinh sử Tiên Rồng là lịch sử Cội Nguồn của dân tộc Việt Nam đã trải qua gần năm nghìn năm do Quốc Tổ Vua Hùng truyền lại.
2 Nhưng thời xa xưa ấy nhân loại con người chưa chế tạo ra được giấy bút khoa học vẫn còn nằm trong trứng nước chưa được ra đời nên việc lưu truyền kinh sử quả thật khó khăn phải nói không lấy đâu ra giấy bút để lưu truyền kinh sử.
3 Mọi việc mọi chuyện chỉ truyền khẩu cho nhau qua khẩu tự ngôn từ học thuộc lòng rồi truyền sang cho con cái.
4 Cứ thế kéo dài hàng mấy nghìn năm, không nói cũng hiểu là tam sao thất bổn thất truyền đến mức độ nào.
5 Đến khi khoa học vật chất phát triển chế tạo ra được giấy mực tinh vi truyền sang qua Việt Nam, nhân cơ hội có giấy mực đó, người Việt mới có dịp lưu chép kinh sử ở vào thời HAI BÀ TRƯNG. Thời sơ khai kinh sử và kế tục cho đến các thời kì sau.
6 Càng về sau giấy bút mực mỗi thời kì một tinh vi hơn, cho đến năm 542 sau công nguyên mới có giấy bút tạm đầy đủ hơn nhưng chưa tinh vi lắm.
7 Từ thời HAI BÀ TRƯNG - BÀ TRIỆU - LÝ NAM ĐẾ - MAI HẮC ĐẾ cho đến ĐINH - LÊ - LÝ - TRẦN - HẬU LÊ và đến thế kỷ 15 kéo dài gần 1500 năm. Các học giả của các triều đại đó, mỗi khi tìm hiểu về Tổ Tiên Cội Nguồn phải dựa vào những nơi thờ cúng, truyền thuyết qua lời kể qua thơ ca hò vè, đúc kết rút tỉa sao chép cho hợp lý, đem chép thành sách sử lưu chép cho hậu thế.
8 Do sự truyền khẩu kéo dài 2622 năm ở thời các Vua Hùng, dẫn đến mất đầu mất đuôi, sai lệch quá nhiều.
9 Có thể nói lịch sử Rồng Tiên đã hóa rắn, lịch sử Phụng đã hóa Gà, lại còn nhiều chỗ thêm bớt gây cho các học giả từ đời Hai Bà Trưng trở xuống khi tìm hiểu về Cội Nguồn liền gặp phải sự khó khăn, dù cho các học giả cố gắng hết mức cũng khó mà giải quyết cho hợp lý được.
10 Nhưng không lẽ vì khó khăn như thế, các học giả đành bó tay nên các học giả cũng kết thành sử liệu dù cho đó là sự đúng sai: NHƯ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI - VIỆT ĐIỆN U LINH - VIỆT SỬ LƯỢC - ĐẠI VIỆT SỬ TOÀN THƯ. Và còn các sử sách khác vân vân. và … Tuy sử liệu để lại nhiều như vậy, cũng không làm thỏa mãn được người đọc vì có nhiều chỗ mơ hồ nhiều sử ghi sai lệch khác nhau.
11 Từ thời HAI BÀ TRƯNG cho đến thời Hậu Lê kéo dài gần 1500 năm ở các thời kỳ. BÀ TRIỆU - LÝ NAM ĐẾ - cho đến nhà ĐINH, nhà Lê thì việc lưu chép sử liệu còn rất sơ sài, cho đến thời kỳ NHÀ LÝ - NHÀ TRẦN - NHÀ LÊ thì sử liệu nói về Cội Nguồn mới phong phú hơn nhưng cũng không đem lại sự tháo gở những gút mắc trong lịch sử.
Sách
https://www.mediafire.com/file/o6f7t...lan_1.rar/file
Bookmarks